Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1

Cập nhật lúc 08:17, Chủ Nhật, 28/04/2013 (GMT+7)

(QBĐT) - Ngày 25-4, UBND tỉnh đã ban hành công điện số 05/CĐ-CT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm A (H7N9) và A (H5N1) gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố.

Cán bộ thú y tiêm phòng vắc xin phòng chống cúm gia cầm tại xã An Ninh (Quảng Ninh).
Cán bộ thú y tiêm phòng vắc xin phòng chống cúm gia cầm tại xã An Ninh (Quảng Ninh).

Công điện nêu rõ: Để chủ động giám sát, phát hiện khống chế khẩn cấp các ổ dịch ngăn chặn có hiệu quả dịch cúm A (H7N9) và A (H5N1) lây lan vào tỉnh ta. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố triển khai ngay một số nội dung sau.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9); chỉ đạo, theo dõi việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm vào địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm dịch tại gốc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác kiểm dịch, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, các loại chim nuôi, chim cảnh vào địa bàn tỉnh do các cơ quan chức năng bắt giữ; xây dựng phương án phòng, chống dịch cúm gia cầm nhằm phát hiện sớm để xử lý, bao vây, khống chế dịch lây lan, tổ chức lấy mẫu kiểm tra và xử lý đàn gia cầm nghi mắc bệnh cúm; theo dõi diễn biến tình hình dịch cúm A (H7N9) và A (H5N1) trong tỉnh và các tỉnh lân cận để có thông tin kịp thời cho toàn dân hiểu đúng nguy cơ lây lan, tác hại của các loại cúm gia cầm, cách phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc;tuyên truyền thường xuyên, liên tục sâu rộng trong cộng đồng về sự nguy hiểm của dịch cúm A (H7N9) và A (H5N1); vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện đúng quy trình vận chuyển, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra giám sát phát hiện và báo cáo các ổ dịch kịp thời; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương, phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và xử lý kịp thời, đặc biệt cần tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ; xây dựng, triển khai ngay các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch cúm gia cầm; chủ động xây dựng kế hoạch nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để phòng, chóng dịch cúm gia cầm kịp thời trên địa bàn…

                                                                                      N. Hải

,
.
.
.