Vì sao đê chắn sóng ở Hòn La bị vỡ?

Cập nhật lúc 13:45, Thứ Ba, 30/10/2012 (GMT+7)

(QBĐT) - Đó là câu hỏi nhiều người đã đặt ra khi thông tin đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với Hòn La ở cảng Hòn La (Quảng Đông, Quảng Trạch) bị sóng biển đánh vỡ. Dư luận đang "nóng" lên khi  bão số 8 chỉ ảnh hưởng "nhẹ" đến tỉnh ta, nói chính xác là bão số 8 đi ngoài khơi xa, gió trong đất liền chỉ cấp 4 cấp 5, có lúc cấp 6, trong khi theo thiết kế, công trình chịu được sức gió 30 mét/s (bão cấp 12)...

>> Sóng đánh sập đê chắn sóng nối Hòn Cỏ với Hòn La

 

Ngày hợp long đê chắn sóng.
Ngày hợp long đê chắn sóng.

Nhận được thông tin đê chắn sóng ở Hòn La bị sạt lở, hơn một giờ đồng hồ sau chúng tôi đã có mặt tại đảo Hòn Cỏ. Lúc đó là 10 giờ 15 phút ngày 28-10. Con đê chắn sóng đã hiện rõ hình hài mà hơn hai tháng trước chúng tôi đã nhìn thấy khi ra đây dự lễ hợp long nối hai đảo, đã không còn.

Những con sóng cao lừng lững men chân Hòn La ập vào đê chắn sóng tung bọt trắng xoá. Sau mỗi đợt sóng mặt đê lộ ra nhưng thật quái lạ, nó đã là hình vòng cung lõm vào phía trong vịnh và cũng chỉ lởm chởm những khối bê tông tản sóng nằm ngổn ngang...

Anh Thái, cán bộ phụ trách thi công ở đây cho biết, lúc 8 giờ 30 phút những con sóng dữ dằn hơn lúc này rất nhiều, cao hàng chục mét đã phá vỡ đê...

Trước khi lý giải vì sao đê vỡ, chúng ta hãy cùng lùi lại thời gian ở cảng Hòn La. Cảng Hòn La được xây dựng khi tuyến đê nối Mũi Vích với Hòn Cỏ được hàn khẩu (gọi là đê 1, còn đê chắn sóng mới xây dựng bị vỡ gọi là đê 2) và tiếp đó là cầu cảng biển đón tàu 1 vạn tấn được hình thành để đón tàu một vạn tấn vào ra. Nhưng với ý tưởng cảng Hòn La phải đón được tàu có trọng tải lớn hơn (5-7 vạn tấn) phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh và khu vực, cần một tuyến đê 2 nối Hòn Cỏ với Hòn La.

Hòn Cỏ với Hòn La là hai hòn núi sừng sững giữa biển trời nhưng lại khá gần nhau, cách nhau chỉ chừng 330m. Nếu có con đê biển nối hai hòn núi này sẽ tạo nên một vùng kín sóng rộng lớn trong vòng cung Mũi Vích-Hòn Cỏ-Hòn La...để tàu biển có thể vào tránh trú bão và nâng cấp cảng Hòn La đón tàu 5-7 vạn tấn ra vào.

Từ tháng 7 năm 2011, ý tưởng đó đã được cụ thể hoá khi đơn vị thi công là Công ty TNHH Tập đoàn Trường Thịnh đổ những khối đá đầu tiên xuống biển. Sau hơn một năm thi công, con đê chắn sóng đã được xây dựng về cơ bản nối hai hòn đảo lại với nhau và ngày 14-8-2012 lễ hợp long đã được tổ chức gọn nhẹ tại đây.

Đây là một hạng mục trong gói thầu số 2 của dự án tuyến đường nối Khu kinh tế Hòn La với Khu công nghiệp xi măng tập trung Văn-Châu-Tiến Hoá (Tuyên Hoá) với tổng giá trị công trình là hơn 80 tỷ đồng do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư. Đây là công trình được đánh giá là khó thi công. Tập đoàn Trường Thịnh là chủ thầu duy nhất "xông pha" nhận thi công công trình này. Và cũng là đơn vị đã thi công đê 1 những năm trước.

Những khối bê tông nặng 25 tấn đang được cẩu đặt lên thân đê.
Những khối bê tông nặng 25 tấn đang được cẩu đặt lên thân đê.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, có phải đê vỡ do ở khâu thiết kế? Ông Phạm Văn Năm, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, chủ đầu tư công trình cho biết: Đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP TVTK Hàng Hải, một đơn vị chuyên ngành về hàng hải, đê biển thuộc Bộ Giao thông-Vận tải. Còn đơn vị tư vấn giám sát là Công ty CPTV Giao thông 2 cũng thuộc Bộ Giao thông-Vận tải.

Và ông Năm khẳng định đê vỡ không phải do khâu thiết kế mà do công trình chưa hoàn thành, những khâu quan trọng tạo nên khối dính kết để ngăn sóng và tự bảo vệ đê chưa được thực hiện. Quá trình thực hiện công trình, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và chủ thầu đã phối hợp chặt chẽ để vừa đẩy nhanh tiến độ vừa đảm bảo chất lượng công trình theo thiết kế...

Theo thiết kế, đê chắn sóng dài 330m, mặt đê rộng 9m, mặt đê được đổ bê tông, có tường chắn sóng

Chính sự chưa hoàn chỉnh của tuyến đê, chưa tạo được sự dính kết toàn tuyến, độ cao chưa lớn nên khi có sóng lớn, nước đã tràn qua thân đê, xé vỡ từng chỗ và đi đến xé vỡ toàn bộ tuyến đê...

mà mặt phía bắc có dạng lõm để vuốt sóng trở ngược ra phía ngoài thân đê... và thời gian thi công công trình là 30 tháng. Đê có khả năng chịu được sức gió 30 mét/s ( bão cấp 12). Kể từ lúc khởi công (tháng 7-2011) đến nay là 15 tháng, mới chỉ một nửa thời gian theo thiết kế, hoàn thành gần 70% khối lượng vì vậy nhiều hạng mục công trình chưa thực hiện, lại là những hạng mục quan trọng.

Đó là mặt đê bằng bê tông cốt thép dày 0,5m, tường chắn sóng bằng bê tông cốt thép cao 2m kể từ mặt đê...Chính sự chưa hoàn chỉnh của tuyến đê, chưa tạo được sự dính kết toàn tuyến, độ cao chưa lớn nên khi có sóng lớn, nước đã tràn qua thân đê, xé vỡ từng chỗ và đi đến xé vỡ toàn bộ tuyến đê...

Một thực tế là bão số 8 chỉ đi ngoài khơi xa, gió trong đất liền chỉ cấp 5-6. Nhưng tại thời điểm đê bị phá vỡ sóng rất dữ, ngoài việc đê chắn sóng bị phá vỡ, dọc đường ra đây đoạn qua vịnh Hòn La nhiều hòn đó to như cái mũ bảo hiểm bị sóng đánh văng lên mặt đường nằm ngổn ngang...

Cùng với các địa phương, công trình khác trong tỉnh, khi có thông tin về bão số 8, chủ đầu tư đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, chủ thầu tiến hành nhiều biện pháp để đối phó với thiên tai, như tăng cường các khối bê tông tản sóng, bố trí thêm rọ đá những chỗ hiểm yếu...

Sóng biển làm biến dạng đê chắn sóng.
Sóng biển làm biến dạng đê chắn sóng.

Ông Võ Minh Hoài, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trường Thịnh cho biết: "Ý thức được sự chưa hoàn chỉnh của công trình nên trước khi có bão số 8 đơn vị đã huy động lực lượng tích cực gia cố đê trong khả năng có thể, nhưng vì sóng quá lớn, lớn đến kinh khủng nên công sức của đơn vị đã trở lại con số không..."

Cũng theo ông Năm, công trình đã được mua bảo hiểm, giá trị bảo hiểm mà chủ đầu tư đã bỏ tiền ra mua là 1,2 tỷ đồng. Sự cố trên là bất khả kháng, bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là bảo hiểm sẽ bỏ tiền đền bù thiệt hại... Được biết, khi có thông tin về sự cố trên, đơn vị bảo hiểm công trình là Công ty CP Bảo hiểm PJICO đã cử cán bộ vào Hòn La để tiến hành các thủ tục cần thiết.

Trở lại vấn đề khắc phục sự cố tuyến đê như thế nào, ông Năm cho biết, sau khi các thủ tục về bảo hiểm hoàn tất, công trình sẽ được xây dựng lại trên nền tuyến đê cũ.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, những ý kiến trên vẫn còn là quá sớm. Để khẳng định khâu thiết kế không sai sót cần khảo sát lại thực tế hư hại ở hiện trường thật kỹ để xác định rõ đê bị phá từ trên xuống hay bị đào xoáy từ dưới sâu. Nên lưu ý rằng ở đây mực nước sâu đến 14m, hai bên là vực sâu, dễ có những sóng ngầm xoáy vào chân đê...Khi đó vấn đề lại khác đi. Đặc biệt khi bảo hiểm có thể không đồng hành cùng công trình  nữa thì việc xây dựng lại công trình càng hết sức cẩn trọng...    
 
                                                                                         Văn Hoàng


    
    
 

,
.
.
.