.

Giao lưu trực tuyến "Du lịch Quảng Bình: Cơ hội và thách thức"

Thứ Sáu, 24/11/2017, 08:00 [GMT+7]

(QBĐT) - Với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; với hang Sơn Đoòng nổi tiếng và hệ thống hơn 300 hang động kỳ vĩ; với nhiều bãi biển đẹp hoang sơ và những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo… Quảng Bình đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trên toàn cầu.

Nhận rõ tầm quan trọng của việc khai mở những tiềm năng du lịch, thúc đẩy  phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tỉnh Quảng Bình xác định một trong những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 là “phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến
Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến "Du lịch Quảng Bình: Cơ hội và thách thức" do Báo Quảng Bình tổ chức.

Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 4 trung tâm du lịch, đó là: Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhật Lệ-Bảo Ninh, Vũng Chùa-Đảo Yến, nghỉ dưỡng Bang và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh; xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 5,5 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 9-10%/năm...

Để thực hiện các mục tiêu đó, nhiều thách thức đang đặt ra cho tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, cơ hội để đưa du lịch Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đã mở ra.

Những nội dung này được giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến do Báo Quảng Bình tổ chức vào sáng nay (24-11) với các vị khách mời:

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch;

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình.

Kính mời bạn đọc gửi câu hỏi trực tiếp tại địa chỉ email: quangbinhdientu@gmai.com


* Mục đích của Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020 là đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Vậy để du lịch Quảng Bình có thể làm nên “làn gió Đại Phong” cho du lịch Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, theo ông, ngành Du lịch cần tiếp tục làm những gì trong thời gian tới? (Bạn đọc tien…@gmail.com)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tỉnh sẽ đón được hơn 2,2 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng; tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP tỉnh đạt xấp xỉ 2%.

Năm 2015 tỉnh ta đã đón gần 3 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch hơn 3000 tỷ đồng, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP tỉnh đạt xấp xỉ 10%.

Và trong năm nay, dự ước tỉnh sẽ đón khoảng 3,3 triệu lượt khách với tổng doanh thu gần 3.500 tỷ đồng. Điều này cho thấy, ngành Du lịch đã có những bước phát triển đột biến, một số sản phẩm du lịch Quảng Bình đã vươn lên tầm thế giới như tuyến du lịch Chinh phục Sơn Đoòng-hang động lớn nhất thế giới.

Du lịch Quảng Bình được báo chí trong nước và quốc tế đánh giá cao: Tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn là điểm đến hấp dẫn xếp ở vị trí thứ 8/52 của thế giới và đứng thứ 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á; Sơn Đoòng được Tạp chí News của Úc xếp vào điểm đến “đẹp không thể tin nổi” trên trái đất; năm 2015, hang Sơn Đoòng được Trang Du lịch Smarter Travel (Mỹ) bình chọn là một trong 27 kỳ quan thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng ở châu Á; Mạng du lịch lớn nhất thế giới Trip Advisor xếp hạng Quảng Bình đứng thứ 4 trong danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam, vượt qua những địa danh nổi tiếng như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Hạ Long, Đà Lạt, Sapa và chỉ đứng sau Hội An, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Với tình hình phát triển du lịch như hiện tại, đến năm 2020,Quảng Bình sẽ đón khoảng 5,5 triệu lượt khách và không chỉ là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam mà còn là của khu vực.

Để du lịch Quảng Bình có thể làm nên “Làn gió Đại Phong” cho du lịch Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành du lịch Quảng Bình triển khai sâu rộng các nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 6-10-2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị Khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 13/CTr-TU ngày 12-5-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 (bổ sung, sửa đổi Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13-7-2016), Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13-9-2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13-7-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, cơ bản: Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch, xây dựng Văn hóa du lịch; Tăng cường công tác quy hoạch, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch; Phát triển các sản phẩm du lịch; Đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá và xúc tiến du lịch; Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

* Du lịch sẽ không thể phát triển nếu không có sự liên kết. Hiệp hội Du lịch Quảng Bình đã có những việc làm gì để tạo nên tính liên kết giữa các doanh nghiệp làm du lịch? (Bạn đọc minh12…@gmail.com)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Quảng Bình:

Hiệp hội Du lịch Quảng Bình được kiện toàn sau đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2014-2019.

Hiện nay, Hiệp hội đã có gần 160 thành viên. Hiệp hội nhận thấy sự liên kết trong vấn đề du lịch rất quan trọng bởi du lịch là một chuỗi sản phẩm chứ không phải từng sản phẩm riêng lẻ. Các sản phẩm như một mắt xích được kết nối với nhau.

Hiệp hội đã đứng ra thành lập các chi hội lưu trú, lữ hành, vận tải, nhà hàng và sắp tới là chi hội hướng dẫn viên…

Các thành viên trong chi hội hoạt động cam kết chất lượng, bình ổn giá cùng kích cầu du lịch, kết nối các chi hội khác tạo ra các gói sản phẩm phục vụ du khách. Hiệp hội cũng luôn vận động các hội viên nâng cao chất lượng phục vụ để phục vụ tốt hơn cho du khách.

*  Là khách du lịch đã từng đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Quảng Bình, chúng tôi nhận thấy, du lịch Quảng Bình vẫn còn một số hạn chế, như: nạn chèo kéo, giá cả phòng nghỉ, giá xe chất lượng ở Quảng Bình vẫn cao hơn mặt bằng các tỉnh khác… Vậy ngành Du lịch đã có biện pháp nào để xử lý, hạn chế tình trạng này? (Bạn đọc Phương Nhung, 30 tuổi, Hà Nội)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

So với các năm trước, vấn đề này hiện nay ở Quảng Bình xảy ra không nhiều. Để xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình "an toàn-hấp dẫn-mến khách", ngành du lịch đã và đang phối hợp với các ngành liên quan triển khai các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, tiêu chuẩn dịch vụ du lịch, về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; tăng cường công tác phối hợp liên ngành xây dựng môi trường du lịch cạnh tranh lành mạnh, không chèo kéo, bảo đảm an ninh trật tư, an toàn để phát triển du lịch. Tập trung giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng về giữ gìn bảo vệ môi trường du lịch.

Phát huy vai trò hoạt động của đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch. Yêu cầu các khu, điểm du lịch, UBND cấp huyện, UBND cấp xã công khai số điện thoại đường dây nóng và giải quyết kịp thời các kiến nghị, yêu cầu của du khách.

Xây dựng khung giá các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, công khai niêm yết bảng giá các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch; thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

UBND tỉnh đã ban hành Đề án bảo đảm an ninh du lịch tỉnh và thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban để thực hiện có hiệu quả Đề án. Trong đó, đưa ra các hoạt động cụ thể và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đơn vị để thực hiện đồng thời có báo cáo định kỳ.

Về công tác phối hợp, Sở Du lịch đã có các văn bản đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm. Cụ thể phối hợp với Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý Thị trường tăng cường công tác kiểm tra các nhà hàng về việc chấp hành các quy định về quản lý giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, đảm bảo chất lượng, số lượng, trọng lượng đối với hàng hoá, các dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, bán hàng đặc sản, hàng lưu niệm; Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bình ổn giá...

Sông Chày ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Sông Chày ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch: thanh tra, kiểm tra hướng dẫn, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo đảm việc đón và phục vụ khách trong mùa du lịch; hướng dẫn và xử lý vi phạm theo luật định; yêu cầu các hộ kinh doanh phải cam kết bán đúng giá, không được ép giá... và niêm yết bảng giá; công khai số điện thoại đường dây nóng để xử lý các trường hợp vi phạm.

* Thưa ông, chúng tôi được biết tỉnh Quảng Bình đã chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn-được xem là ngành công nghiệp không khói-nhưng trên địa bàn vẫn triển khai dự án nhiệt điện với hệ số rủi ro cao về môi trường. Vậy bài toán này được giải quyết như thế nào? ( Bạn đọc Nguyễn Nam, Lệ Thủy)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Tỉnh ta xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là chiến lược quan trọng trong hoạch định phát triển kinh tế của tỉnh và thực tế đã thể hiện sự phù hợp, đúng đắn. Về ý kiến của bạn đọc băn khoăn về Dự án nhiệt điện Quảng Trạch: Trên địa bàn tỉnh hiện nay, Chính phủ đã quy hoạch và đồng ý cho Quảng Bình triển khai dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1. Cảm ơn bạn đã có ý kiến quan tâm về  tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động phát triển du lịch.

bg
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đang trao đổi với bạn đọc.

Tuy nhiên, việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường hay không phụ thuộc công nghệ, địa điểm xây dựng và nhiều yếu tố khác. Với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: Với Việt Nam chúng ta, trong điều kiện là một đất nước đang phát triển, việc lựa chọn công nghệ nhiệt điện là hợp ý vì suất đầu tư phù hợp, đáp ứng được với thực tế Việt Nam, một đất nước đang phát triển.

Đặc biệt công nghệ nhiệt điện hiện nay rất hiện đại và chi phí đầu tư hợp lý thì chúng ta có thể khống chế hoàn toàn ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi  trường của nhà máy nhiệt điện gồm 2 vấn đề chủ yếu:

Thứ nhất là khói bụi: hiện nay công nghệ thế giới hoàn toàn xử lý hiệu quả và thu lượng khói về phục vụ cho phụ gia xi măng.

Thứ hai là xỉ than: xỉ than đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng. Chính vì điều đó, một số băn khoăn là có lý, tuy nhiên với suất đầu tư hợp lý, công  nghệ tiên tiến, hoàn toàn không có ô nhiễm môi trường khi triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện.

* Tôi được biết, Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã đưa Ca trù vào phục vụ du lịch. Vậy sự đón nhận của du khách như thế nào đối với loại hình văn hóa truyền thống này? (Bạn đọc Phạm Vân, 35 tuổi, ở Quảng Trạch, Quảng Bình)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Nghệ thuật ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2009. Năm 2016, Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã phối hợp với CLB Ca trù làng Đồng Dương (Quảng Trạch) để đưa ca trù vào phục vụ du lịch.

qq
Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Loại hình nghệ thuật ca trù được kết hợp với các làn điệu dân ca khác của Quảng Bình để biểu diễn phục vụ khách. Mỗi suất diễn khoảng 1-1,5 giờ và miễn phí, phục vụ khách giải trí ở khu vực Sông Chày-Hang Tối.

Theo đánh giá, ca trù được du khách, đặc biệt là du khách quốc tế rất yêu thích bởi những nét độc đáo, hấp dẫn và mới lạ.

* Tôi đang có ý định du lịch đến Chiang Mai (Thái Lan) từ TP. Đồng Hới nhưng qua tìm hiểu trên mạng internet, hầu hết tour này đều do các công ty du lịch ngoại tỉnh khai thác. Tại sao, ngay tại Quảng Bình lại không có đơn vị du lịch nào khai thác tour này? (Bạn đọc Ngọc Bảo, TX. Ba Đồn)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Quảng Bình:

Quảng Bình có 6 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, có chức năng đưa khách ra nước ngoài. Trong đó, có 3 đơn vị tập trung khai thác đường bay Đồng Hới - Chiang Mai. Tuy nhiên, đa số các đơn vị mới thành lập, nên kinh nghiệm khai thác đường bay quốc tế của các đơn vị chưa nhiều. Ngoài ra, hoạt động quảng bá của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

qqq
Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Quảng Bình đang trả lời bạn đọc.

Hiện tại, các công ty lữ hành ở trong tỉnh đã liên kết với nhau để bán sản phẩm đi quốc tế. Đồng thời, các đơn vị đã cử người qua Chiang Mai để khảo sát và kết nối với các đối tác. Nếu muốn đặt tour, bạn có thể liên hệ các công ty du lịch Netin, Tân Lâm, Phong Nha-Kẻ Bàng discovery.

* Về mùa đông, du lịch của tỉnh gặp phải những khó khăn gì và tỉnh có những sản phẩm du lịch mới nào để phục vụ du khách hay không? (Bạn đọc nguyen…@gmail.com)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Như quý vị đã biết, do điều kiện khí hậu và địa hình, du lịch Quảng Bình vẫn đang mang nặng tính thời vụ. Xác định được những điều này, tỉnh đã tập trung đã và đang triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ, thu hút khách du lịch, cụ thể:

+ Xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với mùa thấp điểm như du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa-lịch sử... Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai đầu tư khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Bang, các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng theo mô hình Onsen (Nhật Bản), xây dựng tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf FLC, sân golf Bảo Ninh-Hải Ninh, phát triển du lịch cộng đồng đặc biệt là tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng.

+ Mời gọi các nhà đầu tư vào dịch vụ du lịch như: dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí... như: tổ hợp thương mại, khách sạn, nhà ở thương mại Vincom…

+ Đẩy mạnh quảng bá, triển khai nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, lễ hội, thể thao…, đăng cai tổ chức các sự kiện hoạt động mang tầm quốc tế như: cuộc thi hoa hậu Hòa bình thế giới, hội nghị hội thảo các bộ, ngành… Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nhân lực du lịch để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

+ Chú trọng công tác liên kết, kết nối du lịch như liên kết với các tỉnh trong cả nước để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh đón khách du lịch trong nước và quốc tế. Mở đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai (Thái Lan),

+ Phối hợp với Hiệp hội Du lịch vận động các doanh nghiệp du lịch triển khai các chương trình kích cầu nhằm thu hút du khách.

* Thưa ông, danh xưng “Vương quốc hang động” có phải là thương hiệu của du lịch Quảng Bình? Nếu đúng như vậy thì chúng ta sẽ làm gì để giữ gìn nó? (Bạn đọc Baoan…@gmail.com)
 
- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Hiện nay trên thế giới có nhiều nước có số lượng hang động rất lớn, lớn hơn Việt Nam, ví dụ như ở Tây Ban Nha là nước có số lượng hang động lớn nhất thế giới. Tiếp đến là Trung Quốc,Malaysia… Ở Việt Nam, số lượng hang động nằm chủ yếu ở Quảng Bình.

Hiện nay, Quảng Bình có gần 350 hang động. Tuy số lượng hang động của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng không phải là lớn, nhưng hang động ở Quảng Bình dày đặc, đa dạng, độc đáo và huyền ảo với nhiều tiêu chí đứng đầu thế giới.

Hang Sơn Đoòng. (Nguồn: Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng)
Hang Sơn Đoòng. Ảnh: Ryan Deboodt

Ví dụ như có sông ngầm trong hang động hoặc có những hang động có những hố sụt thẳng đứng và có những hang động nằm dưới lòng đất mà trước đây là những dòng sông ngầm. Đặc biệt là hệ thống thạch nhũ. Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng có khối núi đá vôi cùng với Hin Nậm Nô (Lào) là khối núi đá vôi lớn nhất châu Á. Cùng với thời tiết ở đây, lượng mưa tương đối đều, đặc biệt là thảm thực vật ở vùng này rất phong phú, là một vùng rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới nên độ ẩm ở thảm thực vật rất cao.

Chính vì điều đó cùng với độ ẩm quanh năm với đá vôi nên đã hình thành hệ thống thạch nhũ mà thế giới không có được. Thạch nhũ này được hình thành từ đá vôi do đó có độ lung linh rất đẹp với đủ màu sắc như vàng óng ánh, trắng tinh khiết... Quảng Bình có hang động có sông ngầm dài nhất thế giới là động Phong Nha, động Sơn Đoòng là động lớn nhất thế giới và những hang động hình thành cách đây trên 400 triệu  năm. Có thể nói rằng hang động Quảng Bình đạt nhiều tiêu chí đứng đầu thế giới. Chính vì vậy,  khẳng định rằng Quảng Bình chính là “Vương quốc hang động”.

Để giữ vững danh xưng Quảng Bình là “Vương quốc hang động”, đặc biệt đa số hang động nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới, yêu cầu đặt ra là mọi người và cả cộng đồng hãy chung tay bảo vệ Di sản, bảo vệ “Vương quốc hang động”.

Hiện nay ở vùng đệm Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai nhiều dự án, trong đó chú trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là tuyên truyền vận động người dân bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản.

Với quan điểm bảo tồn và phát huy Di sản: Việc bảo tồn Di sản là bảo vệ Di sản, việc phát huy Di sản đó là đưa Di sản phục vụ cho loài người và đồng thời có thu nhập cho người dân và kinh phí để đầu tư trở lại bảo vệ Di sản. Có nghĩa là, nếu chỉ bảo tồn không thôi, thì mới hoàn thành 50% nhiệm vụ hoặc nếu phát huy Di sản không thôi thì cũng chỉ hoàn thành 50% nhiệm vụ. Do vậy, cần phải bảo tồn và phát huy Di sản, đây là hai nhiệm vụ luôn luôn song hành.

* Thời gian tới, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm những sản phẩm du lịch nào mới và hấp dẫn du khách? (Bạn đọc phuong…@gmail.com)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm những sản phẩm du lịch nào mới và hấp dẫn du khách hay không? Tôi nghĩ rằng các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn quyết định đến số lượng khách đến với Quảng Bình cũng như kéo dài thời gian lưu trú tại Quảng Bình.

t2
Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến "Du lịch Quảng Bình: Cơ hội và thách thức" do Báo Quảng Bình tổ chức.

 Thời gian tới sẽ có nhiều sản phẩm du lịch để phục vụ du khách như nhiều hang động mới sẽ đưa vào phục vụ du lịch, 1 số loại hình du lịch biển như cắm trại trên bãi biển, các nhà nghỉ di động, nhà container, bar trên bãi biển sẽ đưa vào phục vụ du khách. Du lịch kết hợp với văn hóa, trải nghiệm sẽ là những sản phẩm mới hấp dẫn tại Quảng Bình.

Về phía Công ty NETIN thời gian qua đã thử nghiệm rất thành công trượt cát tại đồi cát Quang Phú, ngủ đêm trên biển, gala, teambuilding trên biển cho các đoàn tham quan, đưa hò khoan Lệ Thủy vào khai thác du lịch, đồng thời du khách của NETIN đã được trải nghiệm không khí đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng tỉnh cần có chính sách thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là các sản phẩm mới, ít vốn.

Điều quan trọng là hiệu quả kinh doanh chứ không phải vốn đầu tư. Khi làm hiệu quả họ sẽ mở rộng sản phẩm và dịch vụ. Cái này phải được đánh giá nghiêm túc và khoa học của những nhà làm du lịch.

* Đến du lịch Quảng Bình, nhưng bản thân tôi thấy quà lưu niệm chưa nhiều và chưa thực sự mang tính đặc trưng của Quảng Bình. Vậy, thời gian tới, ngành Du lịch sẽ có những chính sách gì về vấn đề này? (Bạn đọc Hà Thu, 35 tuổi, ở Hải Phòng)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Quảng Bình là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển hàng lưu niệm, với phong phú các mặt hàng có nguồn gốc từ nông sản (tiêu, mật ong, khoai lang…), thủy hải sản (cá khô, mục khô, nước mắm..); Quảng Bình có nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng làm nón, làng mộc, đan lát,... Tuy nhiên hiện nay hàng lưu niệm ở Quảng Bình chưa phong phú và hấp dẫn. Để phát triển loại hình này, theo chúng tôi cần tập trung vào những vấn đê như sau:

Trên cơ sở lợi thế về nguồn nguyên liệu, cần nghiên cứu thị trường để lựa chọn những mặt hàng lưu niệm mang đặc trưng vùng miền của Quảng Bình, chú trọng việc nhãn mác, chất lượng sản phẩm và đăng ký thương hiệu. Đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng lưu niệm.

Sản phẩm nón lá dành cho khách du lịch của HTX Sản xuất-Dịch vụ nón lá Mỹ Trạch là một trong số ít những sản phẩm được ưa chuộng xuất hiện tại các điểm du lịch.
Sản phẩm nón lá dành cho khách du lịch của HTX Sản xuất-Dịch vụ nón lá Mỹ Trạch là một trong số ít những sản phẩm được ưa chuộng xuất hiện tại các điểm du lịch.

Đặc biệt trong Kế hoạch 1503/KH-UBND ngày 13-9-2016 để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU về phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020, về vấn đề hàng lưu niệm có mục tiêu là: mỗi địa phương cấp huyện, thị xã, thành phố xây dựng ít nhất 1 sản phẩm du lịch đặc trưng, 5 loại hình dịch vụ du lịch và sản phẩm hàng lưu niệm nổi bật có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch.

Hỗ trợ các làng nghề, doanh nghiệp về đào tạo nghề, vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tổ chức tham quan học tập mô hình..

Xây dựng các làng nghề trở thành các điểm đến du lịch cho du khách và hướng dẫn du khách thực hiện việc chế tác hàng lưu niệm.

UBND tỉnh cũng giao cho các ngành xây dựng và triển khai Đề án “Chương trình quốc gia-Mỗi xã mỗi sản phẩm”, trong đó xây dựng, làng, bản văn hóa du lịch, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cụ thể các ngành, địa phương phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi địa phương, chú trọng việc đóng gói bao bì, đăng ký nhãn hiệu và hình thành các khu bán hàng lưu niệm phục vụ khách vụ du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch như TP. Đồng Hới, Phong Nha, Vũng Chùa-Đảo Yến.

* Chúng ta có lợi thế là quê hương của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người khai mở đất phương Nam, nhưng vẫn chưa phát huy được lợi thế này. Theo ông, thời gian tới, Quảng Bình cần làm gì để phát huy Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào du lịch? (Bạn đọc huong…@gmail.com)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Quảng Bình tự hào có nhiều người con quê hương nổi tiếng, trong đó có Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người khai mở đất phương Nam. Hiện nay, lăng mộ, khuôn viên của Khu lăng mộ và nhà thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được trùng tu tôn tạo. Đó là một di tích lịch sử, đồng thời là địa điểm du lịch tâm linh, là nơi để người dân cũng như du khách biết về một người con Quảng Bình có nhiều công trạng, đóng góp lớn cho đất nước.

Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Tuy nhiên thời gian vừa qua, Quảng Bình chưa phát huy được Di tích lịch sử quan trọng này, đặc biệt là chưa trở thành một địa điểm tâm linh ngang tầm. Ngoài sự chủ quan của tỉnh, để đưa Khu lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh vào du lịch tâm linh còn gặp nhiều khó khăn. Đó là nhiều người, đặc biệt là giới trẻ chưa biết tới sự nghiệp và tên tuổi của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; khu lăng mộ nằm ở vùng sâu, vùng xa, ít người biết đến; công tác quảng bá của tỉnh cũng chưa được thực hiện tốt. Chúng tôi xác định rằng, để đưa Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào du lịch tâm linh là không phải dễ…

Do vậy, trước hết cần tuyên truyền, quảng bá về công trạng của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh để mọi người biết đến ông và khu lăng mộ; có các giải pháp cụ thể để kết nối với các tour du lịch để họ giới thiệu du khách tham quan, thăm viếng, đồng thời kết nối các điểm du lịch ở Lệ Thuỷ như Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa Hoàng Phúc, hò khoan Lệ Thuỷ, du lịch trên đường Hồ Chí Minh, khe Nước Trong… Có như vậy mới phát huy được du lịch tâm linh Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh.

* Hiệp hội Du lịch sẽ làm gì để người dân Quảng Bình khi đi du lịch trên quê hương mình được trả phí dịch vụ rẻ nhất? Đó mới là điều người dân Quảng Bình như tôi cần nhất. (Bạn đọc Quang Ngọc)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Hiệp hội Du lịch là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, kết nối các hội viên với nhau, đồng thời kêu gọi hội viên nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện nay, giá các dịch vụ du lịch trên địa bàn Quảng Bình đã được niêm yết chặt chẽ.

Danh thắng Đá Nhảy - Ảnh: Tiến Hành
Danh thắng Đá Nhảy. Ảnh: Tiến Hành

Một số địa phương trong nước đã áp dụng chính sách giảm giá cho người dân địa phương khi sử dụng dịch vụ trong tỉnh. Hiệp hội Du lịch Quảng Bình sẽ đề xuất với các cơ quan chức năng có chính sách giảm giá tại các điểm đến trong tỉnh.

* Hang Sơn Đoòng vừa được báo chí thế giới bình chọn là 1 trong 10 địa danh phiêu lưu hấp dẫn nhất thế giới. Tại sao lại quyết định xây cáp treo, biến nó từ sản phẩm du lịch phiêu lưu mạo hiểm mang tính hấp dẫn thành sản phẩm du lịch mà tất cả mọi người đều có thể chinh phục được? Liệu điều này có làm giảm bớt tính hấp dẫn, sức thu hút đối với khách du lịch, đặc biệt là đối tượng khách du lịch mạo hiểm trên thế giới-một đối tượng mà du lịch Việt Nam hiện nay chưa khai thác được? (bạn đọc Sang Trần)

* Giữa hai luồng ý kiến, làm và không làm cáp treo ở Phong Nha-Kẻ Bàng, xin cho biết quan điểm của cá nhân ông? (Bạn đọc Ngọc Anh, Bố Trạch).

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Quảng Bình được đánh giá là một trong những địa phương có lợi thế phát triển du lịch hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Trong đó, Phong Nha-Kẻ Bàng là "trái tim" của du lịch Quảng Bình.


* Quảng Bình có dự kiến xây cáp treo ở hang Sơn Đoòng không? Nếu có, lộ trình như thế nào?

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Tỉnh Quảng Bình không có chủ trương xây dựng cáp treo ở hang Sơn Đoòng.

Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, đó là cũng là một biểu tượng của du lịch Quảng Bình và cũng có thể là biểu tượng của du lịch Việt Nam, là niềm tự hào của du lịch Việt Nam.

Do vậy, tỉnh chủ trương bảo vệ nghiêm ngặt hang Sơn Đoòng, chỉ đưa hang Sơn Đoòng vào du lịch trải nghiệm, khám phá với một số lượng du khách hạn chế.

Hiện nay, du lịch Quảng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và cần những dự án mang tính đột phá, tạo bước ngoặt với những đột biến mới để thu hút được lượng khách du lịch lớn, khai thác hiệu quả sức chứa của các khu, điểm du lịch, hoàn thành mục tiêu đưa du lịch Quảng Bình trở thành trung tâm du lịch của khu vực.

Tuy nhiên, những đột phá này đều phải bảo đảm nguyên tắc nhất quán là phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cáp treo tại Phong Nha-Kẻ Bàng là một ý tưởng mới, có tính đột phá.

Tuy nhiên, cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ bởi các bộ, ngành liên quan cũng như UNESCO theo quy trình, sau đó báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét việc có triển khai hay không.

* Thưa ông Nguyễn Hữu Hoài, tôi xin hỏi, trong vòng 5 năm tới, Quảng Bình đã có định hướng thị trường khách du lịch gì? Nếu có thì thị trường khách du lịch nào quan trọng nhất? (Bạn đọc Đặng Ngọc Châu)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Hiện nay tỉnh đã có định hướng cụ thể về khách du lịch trong 5 năm tới trên cơ sở thế mạnh của du lịch Quảng Bình là du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và du lịch biển…

Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy - Ảnh: Hoàng An
Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy - Ảnh: Hoàng An

Định hướng khách du lịch đến Quảng Bình trước hết là khách trong nước, khách châu Âu và khách du lịch một số nước Đông Nam Á. Vì những đối tượng khách du lịch này là phù hợp với các sản phẩm du lịch của Quảng Bình. Đồng thời đấy là điều khác lạ của du lịch Quảng Bình so với nhiều tỉnh, thành phố.

Chính vì điều khác lạ này đã định hướng rất rõ về đối tượng khách du lịch, đó là những khách du lịch là giới trẻ, thích khám phá những cái mới, thích mạo hiểm và đối tượng khách có văn hoá cao, tham gia du lịch sinh thái, trải nghiệm… Đây là những đối tượng khách du lịch chủ yếu mà Quảng Bình đang định hướng trong thời gian tới.

* Tôi đã đến Quảng Bình và đi tham quan một số địa điểm du lịch. Phong cảnh rất đẹp nhưng cảm nhận của cá nhân tôi và nhiều du khách khác là đội ngũ hướng dẫn viên, dịch vụ ở một số nơi vẫn còn thiếu chuyên nghiệp. Ngành Du lịch sẽ có những định hướng gì để nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Quảng Bình? (Bạn đọc Nguyễn Ngọc Lan, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng)

* Nhiều du khách phản ánh khả năng giao tiếp quốc tế của hướng dẫn viên du lịch Quảng Bình rất hạn chế. Xin ông cho biết ngành du lịch có kế hoạch gì để khắc phục vấn đề này? (Bạn đọc Nguyễn Khắc Thái, TP Đồng Hới)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Hiện nay, đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) đang thiếu, chất lượng chưa cao là do nhiều nguyên nhân. Trước hết, sự cố môi trường biển năm 2016 đã tác động đến nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đặc biệt phải kể việc nhiều HVD ngừng làm việc tại các đơn vị lữ hành trong tỉnh để đến các tỉnh, thành phố khác.

Đến năm 2017, khi ngành du lịch có những chuyển biến tích cực, lượng khách ngày càng tăng, đặc biệt là xu thế khách đi tour ngày càng nhiều, nên số lượng HVD đã không đáp ứng được sự thay đổi.

Hiện tại, Sở Du lịch đã cấp và đổi thẻ cho 232 HDV trong đó có 142 HDV nội địa và 90 HDV quốc tế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ HDV du lịch Quảng Bình, ngành du lịch cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

+ Thẩm định hồ sơ khi cấp thẻ HDV du lịch theo đúng quy định của Luật du lịch mới có hiệu lực từ 1-1-2018

Hang Én. (Nguồn: Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng)
Hang Én. Ảnh: Ryan Deboodt

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động hướng dẫn và đề nghị các công ty lữ hành cam kết về chất lượng, năng lực, tiêu chuẩn của HDV.

+ Thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho HDV

+ Phối hợp với Hiệp hội du lịch (CLB Hướng dẫn viên) để quan tâm đến các chế độ, chính sách, điều kiện làm việc...tổ chức các hoạt động, hội thi HDV giỏi để động viên, khen thưởng cho những HDV tiêu biểu; thành lập Chi hội HDV.

Chất lượng ngoại ngữ là một vấn đề không chỉ với du lịch Quảng Bình mà chung cả đối với nhiều tỉnh, thành phố. Một trong những điểm mới của Luật Du lịch được áp dụng từ 01-01-2018 là HDV du lịch quốc tế chỉ cần có tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (thay cho Luật du lịch 2005 quy định là Đại học) và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về ngoại ngữ, chuyên môn sẽ được cấp thẻ HDV Du lịch quốc tế. Điều này, làm tăng số lượng HDV du lịch quốc tế trên địa bàn tỉnh, nhất là tiếng Anh.

Không chỉ vậy, sau khi có đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai (Thái Lan), số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh tăng nhanh và tuyển dụng nhiều HDV quốc tế từ các tỉnh cũng như đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ hướng dẫn viên hiện tại thành HDV quốc tế.

Sở Du lịch cũng đã phối hợp với Trường đại học Quảng Bình để định hướng nghề du lịch cho các sinh viên khối ngành ngoại ngữ và quốc tế. Đồng thời, đang phối hợp với Hiệp hội Du lịch Chiang Mai và các trường đại học tại Chiang Mai tổ chức các chương trình giao lưu giáo dục để nâng cao trình độ, khả năng ngoại ngữ của nhân lực du lịch.

Hiện nay, khả năng giao tiếp ngoại ngữ của người dân tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng ngày càng cải thiện. Sở Du lịch cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình cấp thẻ HDV tại điểm tạm thời cho những người dân tại các điểm du lịch có khả năng ngoại ngữ tốt để hỗ trợ hướng dẫn cho khách du lịch.

* Mở các đường bay mới ý nghĩa như thế nào với các đơn vị kinh doanh du lịch ở tỉnh ta? Tại sao các đường bay hiện tại vẫn chưa khai thác hiệu quả? Vai trò của Hiệp hội Du lịch ở đâu trong việc khai thác các đường bay này? (Bạn đọc tranhong…@gmail.com)
    
- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Việc mở các đường bay mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh. Bởi vì, mở đường bay là cơ hội để du khách đến với Quảng Bình nhiều hơn, đồng thời du khách Quảng Bình cũng dễ dàng đi tham quan các địa danh khác ở trong nước và quốc tế. Qua đó, các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh có dịp liên kết, hợp tác với các đơn vị du lịch ở trong và ngoài nước, giảm chi phí cho du khách nhằm thu hút nhiều du khách hơn.

Đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai mở ra cơ hội phát triển mới cho du lịch Quảng Bình.
Đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai mở ra cơ hội phát triển mới cho du lịch Quảng Bình.

Đúng là hiện tại các đường bay đến Quảng Bình vẫn chưa phát huy hiệu quả bởi hiện Quảng Bình vẫn chưa phải là một trung tâm du lịch lớn. Thời gian qua, các đơn vị du lịch trong tỉnh đã nỗ lực trong việc xúc tiến và quảng bá, tổ chức gặp mặt các đơn vị lữ hành để bàn các giải pháp thu hút du khách tham gia các tour du lịch đến các điểm đến có đường bay mới, kêu gọi các đơn vị lưu trú, nhà hàng tham gia kích cầu, bình ổn giá, nâng cao chất lượng phục vụ để phục vụ du khách.

Tuy nhiên, để đường bay phát huy hiệu quả, phải cần có thời gian để du khách biết được đường bay đó. Trong thời gian tới, muốn các đường bay phát huy hiệu quả, phải quảng bá thường xuyên về đường bay và các điểm đến của du lịch Quảng Bình, không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh trong khu vực. Mặt khác, phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng, đồng thời mỗi một người dân cũng phải là một “đại sứ” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình.

Qua đây, tôi mong muốn các cơ quan ban ngành, du khách hãy tin tưởng vào các dịch vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong tỉnh. Đồng thời, thông qua các đơn vị du lịch, Hiệp hội Du lịch sẽ có những đề xuất đến các cơ quan chức năng, tiếp tục nghiên cứu và phát triển các đường bay mới.

* Sở Du lịch có thường xuyên gặp các doanh nghiệp du lịch để lắng nghe ý kiến, xu hướng du lịch hay hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp sau sự cố môi trường biển hay không? (Bạn đọc tranhong…@gmail.com)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Sự cố môi trường biển đã gây ra hậu quả nặng nề với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung. Sở Du lịch Quảng Bình đã tổ chức nhiều cuộc họp với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch để lắng nghe ý kiến, báo cáo UBND tỉnh, Bộ VHTTDL.

Loại hình du lịch trượt cát ở xã Quang Phú. TP. Đồng Hới.
Loại hình du lịch trượt cát ở xã Quang Phú. TP. Đồng Hới.

Sở Du lịch Quảng Bình xác định phương thức hiệu quả nhất đối với du lịch tỉnh là phải đưa khách du lịch trở lại, phục hồi sự phát triển của ngành. Vì thế, trong năm 2017, Sở Du lịch đã tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện với chuỗi hoạt động đồng bộ cho cả thị trường trong nước và quốc tế như: chương trình Quảng Bình trong lòng Hà Nội, Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2017, mở đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai, đường bay Đồng Hới-Hải Phòng, tham gia quảng bá du lịch tại Vương quốc Anh, quảng bá trên Trip Advisor,…

Nhờ đó, du lịch Quảng Bình đã có sự phục hồi mạnh mẽ và dự ước năm 2017 đạt 3,3 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2015 (năm trước sự cố môi trường biển).

Đồng thời, Sở Du lịch cũng thường xuyên trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch để tổng hợp, báo cáo Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, UBND tỉnh, Hội đồng bồi thường sự cố môi trường biển của tỉnh để có các kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành Trung ương về việc hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh du lịch. 

* Hiện nay, Quảng Bình đang rất phát triển về du lịch nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà nhiều du khách đã đóng góp ý kiến như: thiếu các hoạt động vui chơi vào ban đêm, địa điểm ăn uống trong thành phố còn ít, thiếu kênh đóng góp ý kiến trực tiếp đến các nhà lãnh đạo,… Hiệp hội Du lịch và tỉnh Quảng Bình đã và sẽ làm những việc gì để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch? (Bạn đọc phamvan…@gmail.com)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Phát triển du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Thời gian qua, Hiệp hội Du lịch đã kêu gọi các doanh nghiệp du lịch tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, bình ổn giá và tránh hiện tượng chặt chém du khách.

Thuyền buồm
Lễ hội thuyền buồm trên sông Nhật Lệ, TP Đồng Hới.

 Mặt khác, Hiệp hội du lịch Quảng Bình phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn du lịch, như: nâng cao nghiệp vụ của hướng dẫn viên, đào tạo về nghiệp vụ buồng, bàn, bếp cho các nhân viên của các đơn vị du lịch.

Hiệp hội du lịch đã kêu gọi và xây dựng các sản phẩm du lịch mới như: đưa thuyền buồm vào hoạt động du lịch ở Đồng Hới, du lịch trải nghiệm trượt cát ở Quang Phú… và bước đầu phát huy hiệu quả.

Sắp tới, hiệp hội sẽ khuyến khích hội viên và các nhà đầu tư xây dựng khu chợ đêm trên bãi biển và một số sản phẩm du lịch mới. Tuy nhiên, muốn làm được những điều đó, cần phải có sự đồng thuận, hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

* Đồng Hới là thành phố du lịch mà không có một dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực nổi trội nào. Trong khi đó, những thành phố lân cận như Hội An, Huế, Đà Nẵng và mới đây là Sầm Sơn hoạt động về đêm rất nhộn nhịp. Vậy ngành du lịch Quảng Bình đã có những giải pháp nào khắc phục tình trạng đó hay chưa? (Bạn đọc Lê Việt Long, Cao đẳng Du lịch Hà Nội).

* Theo ông, TP. Đồng Hới có vai trò như thế nào đối với chiến lược phát triển du lịch Quảng Bình, đã đến lúc cần đầu tư để thiết lập citytour hay chưa? (Độc giả Khắc Thái, TP. Đồng Hới)  

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

TP. Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Quảng Bình, được Chính phủ quy hoạch là điểm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch lớn của tỉnh, để du lịch thành phố Đồng Hới phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế, cần có những giải pháp cơ bản sau:

+ Tạo điều kiện thuận lợi mời gọi các nhà đầu tư để đầu tư trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thương mại và các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của thành phố. Đến nay, đã và đang triển khai nhiều dự án như: Tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở Vingroup, trong đó có rạp chiếu phim, các khu giải trí trong nhà; quần thể khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp FLC với nhiều hạng mục như khu nghỉ dưỡng, công viên động vật hoang dã, công viên thể thao mạo hiểm, sân golf… cách TP. Đồng Hới chỉ khoảng 15km; trung tâm thương mại và khách sạn Liberty Central (tại khu đô thị 525),…

Hiện, các nhà đầu tư Thái Lan đang khảo sát và xây dựng phương án xin cấp phép đầu tư khu phố đi bộ và khu ẩm thực đêm tại TP. Đồng Hới.

Cầu Nhật Lệ sang Bảo Ninh.
Cầu Nhật Lệ bắc sang xã Bảo Ninh.

+ Phối hợp với chính quyền thành phố để tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Khuyến khích các hoạt động giải trí, văn hóa nghệ thuật ngoài trời tại công viên Đồng Mỹ, quảng trường Biển Bảo Ninh.

+ Xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của thành phố đa dạng, đẩy mạnh phát triển các tuyến, điểm du lịch trong thành phố (city tour) như: phát triển các tuyến du lịch đi bộ, đi thuyền trong khu vực thành Đồng Hới; tuyến du lịch đường sông Nhật Lệ-Long Đại; tuyến du lịch văn hóa lịch sử Quảng Bình Quan, Bàu Tró, Lũy Thầy,… trượt cát, câu mực, phát triển hệ thống xe điện, phố ẩm thực về đêm...

+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: giao thông, viễn thông, dịch vụ tài chính và các dịch vụ bổ trợ khác.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của thành phố đến với du khách.

+ Một số giải pháp về an ninh, môi trường, văn hóa du lịch,... trong thành phố.

* Vai trò của Hiệp hội du lịch ở đâu trong việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh làm du lịch? (Bạn đọc quang…@gmail.com)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Hiệp hội du lịch được xem là “đại cách mạng”, các thành viên BCH đều mới và nhiệt huyết, muốn góp sức vào sự phát triển chung của du lịch Quảng Bình cũng như bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp hội viên như, tiếp thu ý kiến từ các hội viên và phản ánh các ý kiến đó đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết; đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc quảng bá xúc tiến du lịch, kéo khách du lịch về với Quảng Bình; tổ chức các lớp học về marketing online cho các doanh nghiệp du lịch (vấn đề này các doanh nghiệp du lịch Quảng Bình còn yếu).

Bán đảo Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (Nguồn: Sunspa resort)
Bán đảo Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (Nguồn: Sunspa resort)

Hiệp hội cũng phối hợp với EU, Sở Du lịch tổ chức nhiều lớp tập huấn về du lịch cho các chủ doanh nghiệp, lễ tân, buồng, bàn, bếp; đồng hành hỗ trợ quảng bá cho các nhà hàng ven biển trong sự cố môi trường biển; triển khai hoạt động thuyền buồm, ẩm thực biển để kích cầu, quảng bá cho du lịch Quảng Bình, du khách quay lại với biển sau sự cố môi trường biển; xây dựng website của Hiệp hội, đăng tải thông tin hội viên.

Chúng tôi cam kết chất lượng của hội viên mình để du khách yên tâm sử dụng dịch vụ của các hội viên hiệp hội.

* Trong hoạt động du lịch, điểm, tuyến du lịch phải luôn có sự đổi mới để tránh sự nhàm chán trong mắt du khách. Sở Du lịch đã có những giải pháp gì về vấn đề này? (Bạn đọc hai…@gmail.com)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở du lịch Quảng Bình:

Bản chất của du lịch là luôn có sự đổi mới khác lạ nhằm thu hút du khách tránh sự nhàm chán. Du lịch Quảng Bình ngoài tuyến du lịch chinh phục Sơn Đoòng mang đẳng cấp thế giới, cần có sự phát triển về sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch hàng năm. Các sản phẩm du lịch mới đa dạng các loại hình, như: du lịch biển, du lịch hang động, du lịch tâm linh...

Một thoáng Phong Nha.Ảnh: Thành Vương
Một thoáng Phong Nha.Ảnh: Thành Vương

Bên cạnh đó, cần xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đặc trưng địa phương như: du lịch trượt cát, câu mực,.. Các tuyến điểm du lịch cũng cần có sự đổi mới về chất lượng sản phẩm và các loại dịch vụ bổ trợ nhằm tạo sự hứng khởi cho du khách. Hiện, các khu, tuyến điểm du lịch ở Quảng Bình được hình thành ngày một nhiều và được chú trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Về vấn đề này, theo chúng tôi cần có mấy giải pháp sau:

+ Đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của các tuyến điểm du lịch hiện tại để xây dựng các tuyến điểm du lịch mới phù hợp với từng mùa vụ, loại hình, đối tượng khách, làm cho sản phẩm du lịch của Quảng Bình luôn phong phú và hấp dẫn để thu hút du khách.

+ Học tập kinh nghiệm các nơi có mô hình phù hợp, tổ chức các hội thảo chuyên ngành để tranh thủ ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này, nghiên cứu thị trường, tâm lý du khách để bổ sung quy hoạch các tuyến, điểm du lịch mới.

+ Tham vấn, đề xuất, khuyến khích các doanh nghiệp có sự sáng tạo, năng động chủ động xây dựng các sản phẩm du lịch mới cho làm thí điểm để áp dụng thực hiện.

+ Tham mưu lãnh đạo tỉnh hỗ trợ cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển các ý tưởng, sản phẩm du lịch mới đối với các doanh nghiệp.

* Tỉnh Quảng Bình đã rút được những bài học kinh nghiệm gì từ những dự án du lịch “đầu voi đuôi chuột” như: Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương ở Suối Bang, Công ty phát triển văn minh đô thị ở Phong Nha-Kẻ Bàng…, thưa ông? (Bạn đọc pham…@gmail.com)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Những dự án mà bạn đọc nêu, tỉnh đã đồng ý chủ trương từ những năm 2000. Thời kỳ này, tỉnh “giang rộng” cánh tay để đón các chủ đầu tư. Thời kỳ đó, du lịch Quảng Bình chưa có tên tuổi. Khi có nhà đầu tư đến, tỉnh tạo điều kiện hết sức.

Các vị khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.
Các vị khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Đối với Công ty tập đoàn Đông Dương ở Suối Bang, khi tỉnh cho chủ trương xây dựng Suối Bang thành điểm du lịch, thời kỳ đó Công ty Tập đoàn Đông Dương là một đơn vị đủ năng lực và họ đã triển khai. Hoặc Công ty phát triển văn minh đô thị, họ đã giải phóng mặt bằng với một diện tích rất lớn và số tiền lớn.

Tuy nhiên, trong sản xuất kinh doanh có yếu tố may rủi. Hai đơn vị này đã gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế từ năm 2011-2013. Đó là lý do chủ quan mà hai dự án này chưa thực hiện đúng tiến độ.

Từ những bài học kinh nghiệm đó, hiện nay, việc cấp phép đầu tư đã khác trước đây rất nhiều. Đó là, Quảng Bình chuyển từ chỗ đón nhận các nhà đầu tư sang lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó có các điều kiện để ràng buộc các nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi đã được lựa chọn. Ví dụ, tỉnh đã ban hành quy định suất đầu tư tối thiểu, quy định về ký quỹ đầu tư mà dân gian hay nói là “đặt cọc”.

Điển hình như những vùng “đất vàng” như Bảo Ninh thì suất đầu tư 1ha là 100 tỷ. Những quy định này đã góp phần loại bỏ triệt để những nhà đầu tư không đủ năng lực hoặc “xí chỗ”. Đồng thời tỉnh đã có chính sách cụ thể hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

* Quảng Bình đang thiếu các ấn phẩm quảng bá du lịch hấp dẫn, có tính sáng tạo, nội dung phải được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được đặt ở hầu như các cơ sở du lịch. Vậy, hiện tại, Sở Du lịch Quảng Bình có kế hoạch quảng bá du lịch qua những kênh nào và hiệu quả ra sao? Có những giải pháp nào trong thời gian tới hay không? (Bạn đọc Sang Tran)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình:

Sở Du lịch Quảng Bình đã xây dựng Kế hoạch quảng bá, xúc tiến với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, có tính chuyên biệt cao theo từng thị trường, cụ thể:

+ Quảng bá thông qua internet: website du lịch Quảng Bình, các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, TripAdvisor…

+ Quảng bá qua các kênh truyền thông, báo chí, truyền hình quốc tế như: National Gegographic, New York Times, Good Morning America của ABC, báo chí Thái Lan…

+ Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế như: Quảng Bình trong lòng Hà Nội, Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2017, Hoa hậu hòa bình thế giới năm 2017…

+ Tổ chức các chương trình phát động thị trường tại các thị trường trọng điểm trong nước và nước ngoài như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Chiang Mai (Thái Lan)…

+ Tham gia quảng bá xúc tiến tại các hội chợ quốc tế như: VITM Hà Nội, ITE Hồ Chí Minh, WTM London, TTM Plus (Thái Lan)…và các diễn đàn du lịch quốc tế.

+ Quảng bá du lịch Quảng Bình thông qua điện ảnh, các bộ phim như: Kong:Skull Island, Peter Pan, Người bất tử…

Đôi bờ Sông Gianh.Ảnh: Bách Chiến
Đôi bờ Sông Gianh. Ảnh: Bách Chiến

+ Quảng bá qua các tài liệu, ấn phẩm quảng bá, các clip, phóng sự về du lịch Quảng Bình. Riêng trong năm 2017, Quảng Bình đã sản xuất gần 30 clip quảng bá trên mạng xã hội, VTV, các hội chợ du lịch thế giới…

+ Tham gia cùng Tổng cục Du lịch trong việc quảng bá du lịch tại các sự kiện lớn như SEAGAMES, APEC 2017…

Ngành Du lịch Quảng Bình được báo chí trong nước và quốc tế đánh giá cao, đặc biệt được Tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn là điểm đến hấp dẫn xếp ở vị trí thứ 8/52 của thế giới và đứng thứ 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á; Lonely Planet xuất bản cuốn sách hướng dẫn du lịch năm 2014 - một trong những cuốn sách được khách du lịch nước ngoài yêu thích đã dành 6 trang để ca ngợi về vẻ đẹp của Phong Nha-Kẻ Bàng và Quảng Bình; Sơn Đoòng được Tạp chí News của Úc xếp vào điểm đến “đẹp không thể tin nổi” trên trái đất; Tạp chí Du lịch Business Insider (Mỹ) bình chọn Hang Sơn Đoòng nằm trong top 12 hang động kỳ vĩ nhất trên thế giới.

Riêng năm 2015, hang Sơn Đoòng được trang Du lịch Smarter Travel (Mỹ) bình chọn là một trong 27 kỳ quan thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng ở châu Á (5-2015); Tạp chí Khoa học Smithsonian bình chọn Sơn Đoòng xếp thứ nhất trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế kỷ 21; Sơn Đoòng và hang Én được truyền hình trực tiếp trong Chương trình Good Morning America của Hãng ABC đã gây tiếng vang lớn cho du lịch Quảng Bình và du lịch Việt Nam nói chung trên toàn cầu, trở thành sự kiện tiêu biểu của du lịch Việt Nam 2015; đồng thời Sơn Đoòng được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch lựa chọn là điểm nhấn trong các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại Singapore, Indonesia,…

Năm 2017, Quảng Bình được diễn đàn du lịch lớn nhất thế giới Trip Advisor xếp hạng thứ 4 trên 10 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam, vượt qua Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Sapa, Nha Trang, Đà Lạt và chỉ xếp sau Hội An, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sơn Đoòng và sự kỳ vĩ của vương quốc hang động Quảng Bình trở thành tâm điểm của du lịch Việt Nam tại Hội chợ du lịch thế giới WTM London 2017.

Động Thiên Đường. Ảnh: Hoàng Trung Thủy
Động Thiên Đường. Ảnh: Hoàng Trung Thủy

* Tôi vừa có chuyến du lịch Chiang Mai (Thái Lan). Thực tế, các điểm du lịch ở đó so với Quảng Bình cũng không quá nổi trội nhưng Chiang Mai lại trở thành trung tâm du lịch lớn thứ 2 của đất nước Thái Lan, thu hút rất nhiều khách quốc tế. Có phải, cách quảng bá du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả? (Bạn đọc Xuân Hưng, TP. Đồng Hới)

- Ông Trần Xuân Cương, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Bình:

Năm 2017, tỉnh Quảng Bình và các đơn vị làm du lịch trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá du lịch. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá nói chung vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, trong đó chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách quảng bá thực sự mới mẽ, độc đáo, có tính đột phá.

Để hoạt động quảng bá thiết thực và có hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược với các bước đi cụ thể, cùng với đội ngũ marketing chuyên nghiệp, nếu cần, phải thuê được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này để có định hướng trong việc quảng bá.

* Hò khoan Lệ Thủy vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tỉnh có định hướng phát triển Hò khoan Lệ Thủy thành một sản phẩm du lịch không? (Bạn đọc Hải Lý, ở Lệ Thủy)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Quảng Bình có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong 110 di sản văn hoá vật thể đã được xếp hạng, có 52 di sản văn hoá vật thể được xếp hạng cấp quốc gia.

Hò khoan Lệ Thủy.
Hò khoan Lệ Thủy.

Vừa qua, Hò khoan Lệ Thuỷ được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Đây là một Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên và duy nhất của Quảng Bình. Nó thể hiện bản sắc văn hoá truyền thống của Quảng Bình. Đây cũng là một sản phẩm du lịch quan trọng, trong phát triển du lịch thì phải chú ý hết sức đến du lịch văn hoá. Để Hò khoan Lệ Thuỷ thực sự là một sản phẩm du lịch, cần phải xây dựng các câu lạc bộ Hò khoan Lệ Thuỷ.

Các câu lạc bộ này không chỉ có ở Lệ Thuỷ mà trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các địa phương có du lịch phát triển như Đồng Hới, Phong Nha-Kẻ Bàng… Khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành ký kết hợp đồng với các câu lạc bộ Hò khoan để dần dần từng bước đưa Hò khoan Lệ Thuỷ đến với du khách, thực sự trở thành một sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng của Quảng Bình.

* Hiện tại, Quảng Bình đã có chỉ đạo cấm bán hương, hoa dọc hai bên đường vào Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phải bán tập trung ở nơi quy định. Nhưng thực trạng hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp bán rải rác hai bên đường, mời chào liên tục, vừa mất mỹ quan mà lại mất an toàn giao thông. Tỉnh Quảng Bình và ngành Du lịch có những chấn chỉnh như thế nào với tình trạng này? (Bạn đọc Mạnh Hùng).

- Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình:

Vũng Chùa-Đảo Yến là một trong bốn khu du lịch trọng điểm của tỉnh, điểm du lịch văn hóa-tâm linh thu hút lượng khách du lịch lớn.

Vũng chùa - Đảo Yến. Ảnh: Thành Vương
Vũng chùa-Đảo Yến. Ảnh: Thành Vương

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và người dân khi đến khu vực Vũng Chùa-Đảo Yến, thời gian qua, dự án đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ khu du lịch Vũng Chùa-Đảo Yến do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (nay được giao cho Sở Du lịch) làm chủ đầu tư đã được triển khai và chuẩn bị đưa vào sử dụng với các hạng mục như: khu nhà vệ sinh đạt chuẩn, bãi đỗ xe, nhà điều hành và cung cấp thông tin cho khách du lịch, khu dịch vụ bán hàng lưu niệm,… tạo việc làm cho người dân địa phương, không để tình trạng bán hàng dọc đường như hiện nay.

Sở Du lịch đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng phương án quản lý khai thác du lịch tại Vũng Chùa-Đảo Yến để khai thác có hiệu quả các công trình phụ trợ của Khu du lịch Vũng Chùa-Đảo Yến, cũng như quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, tâm linh phục vụ hoạt động du lịch.

* Người ta cho rằng điểm yếu nhất của du lịch Quảng Bình là dịch vụ. Theo ông cần làm gì để khắc phục điểm yếu này? (Bạn đọc Nguyễn Khắc Thái, TP. Đồng Hới).

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Quảng Bình chúng ta là một địa phương có tiềm năng rất lớn nhưng ngành du lịch Quảng Bình chỉ mới phát triển bước đầu. Trong vài năm gần đây, nói một cách khách quan, chúng ta mới làm được một việc quan trọng, đó là quảng bá hình ảnh về du lịch Quảng Bình là “Vương quốc hang động”. Đó là hang Sơn Đoòng, hang lớn nhất thế giới.

Thành phố Đồng Hới. Ảnh: Nguyễn Chiến
Thành phố Đồng Hới. Ảnh: Nguyễn Chiến

Người dân Quảng Bình tự hào Quảng Bình đứng thứ tư của cả nước về điểm đến du lịch mà trên trang Tripadvisor… (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hội An). Nhưng thực sự khiêm tốn mà nói, du lịch Quảng Bình còn nhiều việc phải làm. Nếu nói rằng dịch vụ là điểm yếu nhất của Quảng Bình cũng đúng, du lịch Quảng Bình còn nhiều điểm yếu nữa, nhiều du khách đến Quảng Bình phàn nàn: ban ngày đi thăm hang động, tối về Đồng Hới không có các điểm vui chơi, giải trí mà chỉ nằm trong khách sạn, ngủ sớm không được, ngủ muộn thì không có chỗ chơi. Họ còn phàn nàn người dân Đồng Hới ngủ sớm quá, 10h đêm là đường phố vắng lặng…

Về khách quan mà nói, du lịch tỉnh ta còn quá non trẻ, phải cần thời gian, bởi vì làm du lịch liên quan đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực và cả cộng đồng làm du lịch. Trong lúc chúng ta chưa phong phú về các sản phẩm du lịch, sự đầu tư các dịch vụ thì cũng cần có thời gian để người dân, doanh nghiệp họ tin tưởng để đầu tư các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch.

Để khắc phục điểm yếu này, hiện nay tỉnh đã kêu gọi người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư lớn đầu tư dịch vụ. Ví dụ: đến tháng 5-2018, sẽ khánh thành trung tâm thương mại Vincom Đồng Hới, ở đó có các dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí như chiếu phim, các món ăn đặc sản Quảng Bình, các trò chơi hiện đại…

Thời gian gần đây đã khánh thành nhiều nhà hàng phục vụ du khách cả ngày lẫn đêm. Đây là những nhà hàng hiện đại, đặc sắc, không gian, kiến trúc đẹp, độc đáo… Tất nhiên, cần phải có các giải pháp quyết liệt và cụ thể hơn nữa để tăng cường dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách khi đến Quảng Bình.

Biên tập viên Báo Quảng Bình điện tử xử lý thông tin phục vụ chương trình giao lưu trực tuyến.
Biên tập viên Báo Quảng Bình điện tử xử lý thông tin phục vụ chương trình giao lưu trực tuyến.

* Du lịch Quảng Bình sẽ ứng phó như thế nào với ô nhiễm khí Formosa vẫn tiếp tục xả thải độc hại ra môi trường gây ảnh hưởng tới tài nguyên biển và rừng? (Bạn đọc Nguyễn Xuân Liên, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Bắc Trung bộ liên quan đến vấn đề Formosa, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng đã phát biểu quan điểm trước Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc năm 2016, Formosa đã gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Nếu Formosa tái gây ô nhiễm môi trường biển, thì phải đóng cửa. Đây là khẳng định của người đứng đầu Chính phủ. Chúng tôi cũng đã trực tiếp đến Nhà máy Formosa Hà Tĩnh cùng với các bộ, ngành Trung ương theo dõi sự khắc phục các lỗi đã xảy ra trong sự cố ô nhiễm môi trường biển của Formosa Hà Tĩnh trong năm 2016.

Chúng tôi tin tưởng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang và sẽ chỉ đạo nghiêm để  đảm bảo Fomorsa Hà Tĩnh không gây ô nhiễm môi trường.

* Tôi được biết Quảng Bình vừa cấp phép tuyến du lịch ở Macoong và Arem, không biết các công ty du lịch này đã chuẩn bị như thế nào để bảo đảm văn hóa bản địa của đồng bào không bị ảnh hưởng? (Bạn đọc Nguyễn Lương, TP Đồng Hới)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình:

Ngày 21-11, UBND tỉnh đã có công văn số 2194/UBND-VX về việc cho phép Công ty TNHH Nguyễn Shack khai thác thử nghiệm tuyến du lịch tìm hiểu và khám phá văn hóa cộng đồng người Arem và Macoong.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong.
Lễ hội đập trống của người Ma Coong.

Thời gian khai thác thử nghiệm là 6 tháng (từ ngày 1-12-2017 đến 31-5-2018) trên cơ sở thẩm định kỹ lưỡng Đề án khai thác tuyến du lịch do Công ty TNHH Nguyễn Shack là đơn vị lữ hành quốc tế và có kinh nghiệm triển khai các tuyến du lịch cộng đồng, văn hóa bản địa xây dựng.

Trong đề án, đơn vị đã có những giải pháp cụ thể về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa kết hợp tài nguyên thiên nhiên để phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Đây là sản phẩm du lịch mới, độc đáo lần đầu tiên tại Quảng Bình, và chịu sự giám sát chặt chẽ của Sở Du lịch, các ban, ngành và chính quyền địa phương. Việc đưa vào khai thác chính thức tuyến này sẽ được xem xét sau khi đánh giá kết quả khai thác thử nghiệm và tham vấn ý kiến chuyên gia.

* Khu du lịch sinh thái Vực Quành trước đây đã là một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến TP Đồng Hới. Được biết, Vực Quành bây giờ đã thành “di tích hoang phế”. Xin ông cho biết, tỉnh Quảng Bình có ý tưởng khôi phục lại khu du lịch này hay không? (Bạn đọc Hoàng Sơn, TP Hồ Chí Minh)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Khu du lịch Vực Quành không chỉ là điểm du lịch của du khách mà đây còn là nơi để góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của người dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. Nó còn là chứng tích, di sản trong thời kỳ chiến tranh. Khi mới đưa vào sử dụng đã thực sự tạo ra một điểm hấp dẫn, là địa chỉ nhiều người muốn đến.

q
Một góc Khu du lịch sinh thái-văn hóa Vực Quành trước đây.

Tuy nhiên, vì xây dựng trong điều kiện không có kinh phí để bảo hành, sửa chữa, nhà đầu tư mở cửa không thu phí; rồi liên quan đến vấn đề khí hậu, thời tiết; công tác bảo vệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng đòi hỏi thường xuyên với khoản kinh phí tương đối lớn. Do vậy, về phía người sáng lập và triển khai khu du lịch Vực Quành đã không đủ kinh phí để duy trì.

Hiện nay, khu du lịch sinh thái này thuộc sở hữu của người chủ sáng lập ra nó, đó là ông Nguyễn Xuân Liên. Chúng tôi trân trọng và ghi nhận những đóng góp và sáng kiến đó, đó cũng thể hiện tâm huyết của ông Nguyễn Xuân Liên, một người đã từng vào sinh ra tử, sống và chiến đấu ở Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ.

Về phía tỉnh sẽ trực tiếp làm việc với ông Nguyễn Xuân Liên để có giải pháp khi mà khu du lịch này đang xuống cấp nghiêm trọng.

* Mục đích của Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020 là đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh sẽ làm gì khi vấn đề môi trường, cảnh quan có thể bị phá vỡ? Vấn đề khắc phục ô nhiễm môi trường cảnh quan được các cơ quan chức năng của tỉnh tính toán như thế nào? (Bạn đọc Lại Duy Cường, Hà Nội)

- Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình:

Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tỉnh sẽ đón được hơn 2,2 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng; tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP tỉnh đạt xấp xỉ 2%.

Năm 2015, tỉnh Quảng Bình đã đón gần 3 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch hơn 3.000 tỷ đồng, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP tỉnh đạt xấp xỉ 10%. Và trong năm nay, dự ước tỉnh sẽ đón khoảng 3,3 triệu lượt khách với tổng doanh thu gần 3.500 tỷ đồng.

Các chuyên gia Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Nguồn: Công ty Oxalis
Các chuyên gia Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Nguồn: Công ty Oxalis

Điều này cho thấy, ngành Du lịch đã có những bước phát triển đột phá, Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020 cần phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế xã hội tỉnh nói chung, UBND tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty tư vấn quốc tế Mc Kinsey-đơn vị tư vấn quy hoạch hàng đầu thế giới-xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phương châm phát triển bền vững trong đó du lịch ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

* Du lịch Quảng Bình có quá sớm để có thêm sản phẩm du lịch này: (trích) Đồng chí cũng đề nghị Tập đoàn FLC sớm triển khai các nội dung mà Công ty đã cam kết với tỉnh như khẩn trương hoàn thành thủ tục, hồ sơ pháp lý để triển khai Dự án; điều chỉ quy hoạch chi tiết của tiểu dự án; hoàn thành hồ sơ bổ sung quy hoạch sân golf trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt; hoàn thành hồ sơ đánh giá tác động môi trường... (Bạn đọc Nguyễn Xuân Liên, TP. Đồng Hới, Quảng Bình)

- Ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:

Cảm ơn bạn đọc Nguyễn Xuân Liên đã quan tâm đến vấn đề này. Việc đưa các sản phẩm du lịch mà  bạn vừa đề cập không phải là quá sớm. Du lịch cả nước phát triển, Quảng Bình cũng thế.

Do đó, các sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch của Tập đoàn FLC tại Quảng Bình nói riêng, đòi hỏi phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách và phát triển du lịch Quảng Bình. Lượng du khách tăng mạnh qua hàng năm, trong đó năm 2017, lượng du khách tăng 18% so với năm 2015 (năm trước khi xảy ra sự cố môi trường biển), tăng hơn 70% so với năm 2016.

Cùng với sự phát triển về số lượng du khách, yêu cầu của du khách cũng ngày càng cao hơn, do đó việc đưa các sản phẩm du lịch của Tập đoàn FLC mà bạn đề cập là cần thiết và đúng thời điểm.

Đồng chí Hoàng Hữu Thái, Tổng biên tập Báo Quảng Bình tặng hoa cho các khách mời.
Đồng chí Hoàng Hữu Thái, Tổng biên tập Báo Quảng Bình tặng hoa và cảm ơn các vị khách mời tham gia chương trình.

Chương trình giao lưu trực tuyến "Du lịch Quảng Bình: Cơ hội và thách thức" đã kết thúc. Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời và quý độc giả!