Cựu chiến binh Bố Trạch:

Tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Cập nhật lúc 08:46, Thứ Năm, 07/03/2013 (GMT+7)

(QBĐT) - Thời chiến, họ là những người lính đã hy sinh tuổi xuân, xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc. Về với cuộc sống đời thường, họ tiếp tục trở thành những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu mạnh. Bản lĩnh, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã được các thế hệ cựu chiến binh (CCB) huyện Bố Trạch tiếp nối, phát huy, tô thắm.

Hiện nay, Hội Cựu chiến binh huyện Bố Trạch có 11.568 hội viên đang sinh hoạt tại 37 tổ chức hội cơ sở. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, những năm qua, đông đảo hội viên cựu chiến binh huyện đã tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Không những thế, các cấp Hội Cựu chiến binh trong huyện còn làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết tốt những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội của huyện nhà.

Cùng với các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương, Hội Cựu chiến binh Bố Trạch cũng đã tích cực góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm tích cực, cụ thể. Đặc biệt, việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Hội triển khai, thực hiện bằng tất cả trách nhiệm và tình cảm lớn lao đối với Bác.

Gặp lại những cựu chiến binh trong thời bình, mặc dù tuổi đã không còn trẻ nữa nhưng tinh thần “thép” ngày ấy vẫn hết sức kiên định trong từng nếp nghĩ, việc làm. Các phong trào giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng được các hội viên tham gia thực hiện sôi nổi với nhiều cách làm hay, mô hình sản xuất-kinh doanh hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các hội viên thường xuyên tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn về các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Trồng cao su kết hợp với chăn nuôi là hướng  phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao mà nhiều CCB  Bố Trạch đã mạnh dạn áp dụng.
Trồng cao su kết hợp với chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao mà nhiều CCB Bố Trạch đã mạnh dạn áp dụng.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ qua, Hội CCB các xã, thị trấn còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ký ủy thác cho các hội viên khó khăn vay vốn, với số tiền trên 48 tỷ đồng, giúp họ có điều kiện sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, mua bán nhỏ. Với tinh thần “không cam chịu đói nghèo”, Bố Trạch đã hăng hái, quyết tâm trên mặt trận mới. Những kiến thức khoa học kỹ thuật, những cây con mới, ngành nghề mới luôn được hội viên mạnh dạn ứng dụng. Hội cũng đã tập trung vào việc truyên truyền, vận động các hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, nhiều gia đình CCB đã vươn lên, đời sống ngày càng được cải thiện đáng kể.

Phong trào thi đua giúp nhau phát triển sản xuất, làm giàu hợp pháp đã khơi dậy được tình cảm đồng chí, đồng đội, ý thức tự lực, tự cường, đoàn kết, tương thân, tương ái vươn lên trong cuộc sống với tinh thần "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo". Không chỉ gắn bó với nhau trong những năm tháng kháng chiến khốc liệt, trở về với cuộc sống đời thường, những người lính Cụ Hồ năm xưa vẫn không quên nghĩ đến nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, thoát nghèo đi lên. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu biết vượt lên hoàn cảnh để vươn lên làm giàu chính đáng, cải thiện cuộc sống, trở thành tấm gương cho nhiều người noi theo.

Không chỉ là những “chiến sĩ” cần mẫn trên mặt trận kinh tế, những CCB Bố Trạch giàu nghị lực, đầy nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm còn là những tấm gương sáng với những phẩm chất tốt đẹp của lính Cụ Hồ để các thế hệ con cháu noi theo. Để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, Hội phối hợp với Đoàn thanh niên, các trường học tổ chức cho CCB nói chuyện truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, của Quân đội; học tập lý luận chính trị, diễn đàn sinh hoạt tư tưởng với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam tiếp bước dưới cờ Đảng"; "Tuổi trẻ Quảng Bình học tập và làm theo lời Bác"; tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện phong trào "Thanh niên lập nghiệp"; "Tuổi trẻ giữ nước”...

Qua đó giúp cho thanh, thiếu niên hiểu đúng lịch sử dân tộc, trân trọng quá khứ và công lao của các thế hệ cha anh đi trước, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước.

Bên cạnh đó, Hội còn tham gia vận động, giáo dục những hội viên, quần chúng thực hiện chính sách, pháp luật thông qua các hoạt động xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải tỏa đền bù, hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện... nhằm không để tình trạng cán bộ, hội viên của Hội vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý. Ngoài các nội dung công tác thường xuyên, việc bảo đảm thông tin, nắm tình hình và tâm trạng cán bộ, hội viên, nhân dân cũng là nhiệm vụ trọng tâm luôn được các cấp Hội chú trọng.

                                                                                 P. V



 

,
.
.
.