Ngân hàng CSXH tỉnh: Triển khai nhiệm vụ ủy thác cho vay năm 2012

Cập nhật lúc 09:36, Thứ Sáu, 09/03/2012 (GMT+7)

(QBĐT) - Ngân hàng CSXH tỉnh vừa phối hợp với 4 tổ chức chính trị- xã hội ở thành phố Đồng Hới triển khai nhiệm vụ ủy thác cho vay năm 2012.

Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đã ký kết với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp thành phố (gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn Thanh niên) và 50 tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường thực hiện công tác ủy thác cho vay.

Theo đó, Ngân hàng CSXH ký hợp đồng ủy nhiệm với 207 tổ tiết kiệm vay vốn thực hiện một số công đoạn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với 6 chương trình cho vay gồm: giải quyết việc làm, học sinh-sinh viên, hộ nghèo, xuất khẩu lao động, nước sạch -vệ sinh môi trường, hộ nghèo về nhà ở.

Một hộ làm nghề chế biến thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH. Ảnh: N.L
Một hộ làm nghề chế biến thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH. Ảnh: N.L

Đến cuối năm 2011, tổng nguồn vốn uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị-xã hội ở Đồng Hới đạt gần 167 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 29 tỷ đồng. Dư nợ các chương trình uỷ thác đạt 166,7 tỷ đồng với 9.218 hộ dư nợ, tăng so với đầu năm 34,7 tỷ đồng. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động tổ vay vốn theo từng tổ chức hội như sau: Hội Nông dân có 84 tổ xếp loại khá, tốt, chiếm 98% số tổ quản lý; Hội phụ nữ có 49 tổ xếp loại  khá, tốt, chiếm 100% số tổ quản lý; Đoàn thanh niên có 15 tổ xếp loại  khá, tốt, chiếm 100% số tổ quản lý; Hội Cựu chiến binh có 56 tổ xếp loại khá, tốt, chiếm 98% số tổ quản lý.

Năm 2012, nhiệm vụ ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tập trung thực hiện những vấn đề sau: phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách làm ăn có hiệu quả; các tổ vay vốn đẩy nhanh tiến độ bình xét cho vay khi có nguồn vốn cho vay mới hoặc từ nguồn vốn quay vòng; tăng cường công tác giám sát việc bình xét cho vay bảo  đảm đúng đối tượng thụ hưởng, nâng mức cho vay lên mức tối đa, tránh tình trạng cho vay nhỏ lẻ, bình quân, đặc biệt không để xảy ra trường hợp vay giùm, vay ké; tập trung rà soát, kiện toàn, chấn chỉnh nâng cao vai trò và chất lượng mạng lưới thực hiện ủy thác từ tổ chức hội đến tổ vay vốn; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, xử lý nợ đến hạn...

                                                                                                          N. L

,
.
.
.