Tổng kết dự án "Thúc đẩy tiếp cận pháp luật về quyền lao động và việc làm cho người lao động ở TP. Đồng Hới"

  • 18:31 | Thứ Ba, 28/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Chiều nay, 28-12, Trung tâm Phát triển cộng đồng tỉnh tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy tiếp cận pháp luật về quyền lao động và việc làm cho người lao động (NLĐ) ở TP. Đồng Hới”.

Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo tổng kết dự án
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo tổng kết dự án
Dự án “Thúc đẩy tiếp cận pháp luật về quyền lao động và việc làm cho NLĐ ở TP. Đồng Hới” được Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt tài trợ. Đây là một phần của dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam-EU JUNE” do liên minh Châu Âu tài trợ.
 
Mục tiêu chính của dự án là tăng cường cơ hội tiếp cận công lý cho ít nhất 70% LĐ đang làm việc tại các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn TP. Đồng Hới về cải thiện môi trường LĐ, việc làm an toàn, bảo đảm quyền  và lợi ích hợp pháp. Thời gian chính thức thực hiện dự án từ tháng 9-2020 đến 12-2021.
 
Sau hơn một năm dự án triển khai, một số hoạt động thiết thực được thực hiện, như: khảo sát đánh giá hiện trạng về nhận thức của NLĐ về Luật LĐ, Luật Bình đẳng giới, Luật Công đoàn…; tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng, sinh động nhằm cung cấp kiến thức về quyền lợi cho NLĐ; ra mắt các nhóm LĐ tham gia dự án; tập huấn kỹ năng truyền thông về Luật LĐ, Luật Bình đẳng giới và phòng, chống phân biệt đối xử và xâm hại tình dục nơi làm việc; tư vấn và hỗ trợ pháp lý tại chỗ ở một vài doanh nghiệp; hội thảo xây dựng quy tắc ứng xử về phòng, chống phân biệt đối xử và xâm hại tình dục nơi làm việc và kiến nghị chính sách về công tác xã hội hóa hoạt động tư vấn pháp luật…
 
Qua đó, dự án thu hút trên 1.800 lượt người tham gia nâng cao nhận thức và hiểu biết về quyền LĐ, bình đẳng giới, môi trường làm việc an toàn, không bị quấy rối tình dục; đồng thời, có khả năng phòng, chống, tìm kiếm hỗ trợ, xử lý tình huống khi có hiện tượng bạo lực hoặc khủng hoảng; hơn 500 lượt người được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua tư vấn và hỗ trợ pháp lý tại chỗ hoặc từ xa qua điện thoại, internet, mạng xã hội về các vấn đề liên quan đến NLĐ…; 20 nhóm công đoàn tự nguyện và công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp được thành lập và củng cố tổ chức, xây dựng năng lực về khả năng giúp nhau, giải quyết khủng hoảng do bạo lực, quấy rối tình dục, quyền lợi LĐ và việc làm bị xâm hại; xây dựng 1 bản kiến nghị chính sách xã hội hóa công tác tư vấn pháp luật…
 
 N.L

tin liên quan

10 chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 1-2022

Sẽ tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng ở thành phố được coi là nghèo; Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động… là những quy định, chính sách mới, có hiệu lực từ tháng 1-2022.

Phát huy vai trò phụ nữ bảo vệ môi trường

(QBĐT) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT) đối với sức khỏe và đời sống của người dân, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã triển khai nhiều mô hình thiết thực...

Hơn 1.000 trẻ khuyết tật ở vùng khó khăn được hưởng lợi trong lĩnh vực giáo dục

(QBĐT) - Ngày 28-12, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (viết tắt là AEPD) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đặc biệt trẻ khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục ở vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình".