Bác tin TP. HCM xuất hiện ca mắc biến thể Omicron

  • 13:48 | Thứ Hai, 27/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trung tâm thông tin báo chí TP. HCM cho biết, hiện nay, mạng xã hội đang lan truyền tin đồn về 01 trường hợp người dân ở TP. HCM bị nhiễm COVID-19 biến chủng Omicron sau khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR tại Bệnh viện FV. Về việc này, Sở Y tế TP. HCM khẳng định, nội dung này là sai sự thật, giấy xác nhận lan truyền là giả mạo.
 Thông tin người dân ở TPHCM bị nhiễm COVID-19 biến chủng Omicron là sai sự thật, giấy xác nhận lan truyền là giả mạo.
Thông tin người dân ở TP. HCM bị nhiễm COVID-19 biến chủng Omicron là sai sự thật, giấy xác nhận lan truyền là giả mạo.
Thực hiện Kế hoạch số 4192 với 8 hoạt động nhằm ứng phó với biến chủng mới Omicron của TP. HCM, ngành y tế đang phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng triển khai đồng bộ 8 hoạt động này.
 
Trong đó, giám sát chặt chẽ, lấy mẫu xét và giải trình tự gen các ca nhiễm COVID-19 tại TP. HCM. Tính đến nay, TP. HCM chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến chủng mới Omicron.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, muốn biết ca mắc thuộc biến chủng gì phải trải qua quy trình giải mã trình tự gen, không thể chỉ với xét nghiệm RT-PCR mà có thể xác định được. Hiện ở khu vực phía Nam chỉ có Viện Pasteur thực hiện quy trình giải mã trình tự gien đối với mẫu bệnh phẩm COVID-19.
 
Trung tâm báo chí TP. HCM cho biết thêm, trong sáng 27-12, Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV) đã có báo cáo nhanh về sự việc này. Trong báo cáo nhanh, Bệnh viện FV khẳng định không cấp “Giấy xác nhận dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR” mà chỉ cấp “giấy xác nhận âm tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR”.
 
Trong giấy xác nhận dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR giả mạo này còn thiếu và thừa nhiều thông tin không phù hợp với mẫu “giấy xác nhận âm tính với COVID-19 bảng kỹ thuật PCR” của Bệnh viện FV. Hiện tại bệnh viện chưa có sinh phẩm (bộ kit) xét nghiệm tìm Omicron.
 
Theo Sở Y tế TP. HCM, việc tạo dựng tài liệu giả và lan truyền thông tin giả mạo này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của TP. HCM, gây hoang mang cho người dân.
 
Sở Y tế TP. HCM đề nghị người dân cập nhật, nắm bắt các thông tin từ nguồn chính thống; không chia sẻ, lan truyền các thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch của TP. HCM./.
 
Theo Báo Chính phủ

tin liên quan

Phát huy tinh thần "Tuổi cao, gương sáng"

(QBĐT) - Nhiều năm qua, người cao tuổi (NCT) xã Nhân Trạch (Bố Trạch) luôn nỗ lực tham gia phát triển kinh tế-xã hội để xứng đáng với 18 chữ vàng: "Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 

Vì sao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế bị sụt giảm?

(QBĐT) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Tuyên Hóa, đến hết tháng 11-2021, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn huyện chỉ đạt gần 78,5% dân số, thấp hơn 20,5% so với kế hoạch được giao.

Từ năm 2022, thu nhập bao nhiêu ở nông thôn thì được xếp là hộ nghèo, cận nghèo?

Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 quy định, từ năm 2022, thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn và dưới 2 triệu đồng/người/tháng thành thị sẽ được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo.