Lối đi ngay dưới chân mình

  • 09:24 | Thứ Bảy, 13/02/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Đó là tiêu đề một truyện ngắn mà tôi đã đọc những năm tuổi hai mươi. Và có lẽ, nó không chỉ dừng lại ở tiêu đề một truyện ngắn, khi từ cuộc sống xung quanh mình, tôi nhận ra thật nhiều những người tử tế đã chọn cho mình một lối đi bình dị, lặng lẽ mà không kém phần đẹp đẽ. Họ, với những lối đi riêng của mình đã và đang khiến cho cuộc đời trở nên đáng yêu, đáng sống và đầy kỳ vọng về ngày mai!
 
Cứu người trong lũ dữ
 
Đã hai tháng trôi qua nhưng người dân thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh vẫn nhớ như in
“Khi những người hàng xóm thân cận của mình gặp nguy hiểm, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc cứu người là quan trọng. Trời lúc đó tối lắm và nước thì lên nhanh, chúng tôi đã chèo rất nhiều chuyến để cứu 7 cháu bé và 9 người lớn, trong đó chủ yếu là người già đến tá túc tại các nhà an toàn gần đó. À, chúng tôi còn cứu được 5 con trâu nữa. Bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, vì vậy khi thấy đàn trâu bị ngập nước, chúng tôi đã phá chuồng và bơi cùng bầy trâu về sân nhà thờ. Hết bão lũ, ai cũng vui vì không những người mà cả trâu cũng được an toàn!” (anh Hoàng Văn Hào, Hoàng Văn Huệ).   
đêm 18-10-2020, khi mưa lớn và nước từ thượng nguồn sông Nan và sông Son đổ về nhấn chìm và cô lập hoàn toàn ngôi làng giữa sông. Các anh Hoàng Văn Hào (SN 1970), Hoàng Văn Huệ (SN 1971) là hai cư dân thôn Cồn Nâm đã vật lộn trong dòng lũ dữ để cứu 16 người dân (chủ yếu là người già và trẻ con) đến nơi an toàn.
 
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Cồn Nâm cho biết, là những người có kinh nghiệm sông nước lại thông thạo địa hình, khi nghe người dân kêu cứu, trong đêm tối với chiếc thuyền thúng, hai anh đã chèo hàng chục chuyến để đưa mọi người đến nơi an toàn. Bà Nguyễn Thị Khẩn ốm nằm 1 chỗ lâu ngày, nhà bị ngập sâu, họ phải tháo ngói, cưa rui mèn mới có thể cứu được người ra.
 
"Thời điểm đó lũ lên nhanh nên nhiều gia đình không kịp di dời. Đến khi cần di dời thì đã muộn. Nước to đêm tối nên rất khó định vị, phân biệt được đâu là nhà ai, may anh Hào và anh Huệ là những người có kinh nghiệm nên mưa lũ lớn như vậy mà cả xóm nhỏ đều an toàn! Sau khi lũ rút các anh lại lăn lộn giúp bà con dọn dẹp lại nhà cửa... Với những đóng góp vì cộng đồng, chúng tôi cũng đã báo cáo với xã đề nghị khen thưởng cho hai anh!”, ông Tiến cho biết thêm.
Anh Hào và anh Huệ dũng cảm cứu người trong lũ dữ.
Anh Hào và anh Huệ dũng cảm cứu người trong lũ dữ.
Còn anh Hoàng Văn Hào, Hoàng Văn Huệ trả lời đơn giản rằng toàn bà con mình cả, mình có sức khỏe, có thuyền nên cố gắng cứu mọi người, dù là ai thì trong trường hợp này có lẽ cũng hành động như vậy thôi!  
 
Ba lần hoãn cưới
 
"Sau hai lần phát thiệp mời và hoãn cưới do dịch bệnh Covid-19, thủ trưởng và gia đình động viên tôi tổ chức đám cưới. Thế nhưng lúc đó dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và mưa lũ còn để lại hậu quả nặng nề. Bản thân là quân nhân, đảng viên nên tôi nghĩ mình cần gương mẫu thực hiện và cũng cần thời gian cho nhiệm vụ khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Và con trai chúng tôi đã chào đời ngày 20-11-2020 mà bố mẹ vẫn chưa kịp làm đám cưới!” (trung úy Nguyễn Ngọc Bảo, Ban CHQS huyện Bố Trạch).
Câu chuyện của trung úy Nguyễn Ngọc Bảo (SN 1992), quân nhân chuyên nghiệp Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Bố Trạch được nhiều người kể lại. Anh và bạn gái là giáo viên Trường mầm non Hoàn Lão dự định tổ chức đám cưới vào cuối tháng 3-2020. Thế rồi đúng thời điểm đó, dịch Covid-19 bùng phát. Là cán bộ quân y, cùng với việc hoãn cưới, anh được cấp trên điều động tham gia công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân cách ly Covid-19 trên địa bàn huyện.
 
Sau hơn ba tháng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, khi tình hình cơ bản ổn định, trung úy Nguyễn Ngọc Bảo phát thiệp mời đám cưới lần hai vào cuối tháng 7-2020. Trớ trêu thay, khi ngày cưới gần kề thì dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng. Anh lại quyết định hoãn cưới và lên đường làm nhiệm vụ, cùng đồng đội sẵn sàng cho tình huống xấu nhất khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ảnh cưới của trung úy Nguyễn Ngọc Bảo
Ảnh cưới của trung úy Nguyễn Ngọc Bảo
Thượng tá Trương Thế Vĩ, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Bố Trạch cho biết: Không chỉ là chiến sỹ trực tiếp nơi tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại khu cách ly của huyện, là cán bộ quân y, trong các đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, trung úy Nguyễn Ngọc Bảo đã có mặt ở những địa bàn và thời điểm nguy nan nhất để sẵn sàng cấp cứu người bị nạn.
 
Đơn vị cũng động viên anh tổ chức đám cưới nhưng với trách nhiệm của một quân nhân, đảng viên, trung úy Bảo đã xếp lại tình riêng và dành thời gian cho nhiệm vụ. Anh là một trong những cá nhân được huyện Bố Trạch khen thưởng vì thành tích trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tháng 10-2020.     
 
Chuyện của Phương Nam
 
Phương Nam (SN 2000), công dân TP. Đồng Hới. Nói như ngôn ngữ của các bạn trẻ ngày
“Mức độ văn minh của một quốc gia không được đo từ những chiếc siêu xe đắt tiền mà phải tới từ nhận thức của những con người ở những nơi khó khăn nhất và nghèo nàn nhất ở quốc gia đó!”, đây là câu nói của một người thầy mà tôi kính trọng, cũng là khởi nguồn cho những dự định mà tôi ấp ủ. Đó là dự án về nâng cao nhận thức, văn hóa đọc sách cũng như tinh thần học hỏi cho mọi người, đặc biệt là những nơi còn nhiều khó khăn!" (Phương Nam, 21 tuổi)
nay, thì khi sinh ra, cậu đã ở sẵn tại “vạch đích”. Tốt nghiệp THPT, Nam chọn khóa học kinh doanh với thời gian 1 năm tại TP. Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành khóa học, Phương Nam về tiếp quản sự nghiệp kinh doanh của gia đình.
 
Như nhiều người trẻ khác, Nam mê âm nhạc, thích thể thao, đọc sách, khám phá thiên nhiên… Giữa những tất bật của cuộc sống đầy sôi động của một thanh niên, Phương Nam tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện. Trước đây khi còn đi học, Nam tham gia nhiều hoạt động như tặng quà cho trẻ em khuyết tật, quyên góp ủng hộ cho các câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện.
 
Riêng trong đợt mưa lũ tháng 10 năm 2020, cùng với gần 20 thành viên thuộc CLB Tình nguyện trẻ anh đã có nhiều chuyến đi về những địa bàn bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ để đồng hành, tiếp sức cùng bà con. "Những món quà trao cho bà con không quá lớn về vật chất, nhưng tôi và các thành viên đều cảm nhận được ý nghĩa của sự sẻ chia!”, Phương Nam tâm sự.
Phương Nam và những người bạn tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Phương Nam và những người bạn tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Với ưu thế của một người trẻ thành thạo công nghệ, Phương Nam đã sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và hữu ích. Hiện, Nam có một mạng lưới gồm những bạn trẻ đủ điều kiện và sẵn sàng tham gia hiến máu tình nguyện. Ngày 17-9-2020, nhận được thông tin một trường hợp bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cần tiểu cầu nhóm máu B, trong lúc nguy cấp, thành viên của nhóm đã kịp thời có mặt tại bệnh viện để tiếp máu, cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Đó là những tình huống mà họ thường gặp và luôn sẵn lòng giúp đỡ.
 
Đoạn kết
 
Khi viết những dòng này, tôi chợt nhận ra giữa những nhân vật của mình có một mối liên hệ tình cờ thú vị. Ấy là Nguyễn Ngọc Bảo không hề biết Phương Nam chính là vị cứu tinh của mình khi người thân của Bảo đang thập tử nhất sinh thì được nhóm tình nguyện của Phương Nam tiếp máu.
 
Ngược lại, Phương Nam và những người bạn, sau khi làm điều tử tế cũng không biết cụ thể người được cứu là ai. Họ mang theo cảm giác nhẹ nhõm và hạnh phúc trong lòng bởi đã cùng bạn bè làm được những điều tốt đẹp.
Phương Nam và môn thể thao yêu thích
Phương Nam và môn thể thao yêu thích
Những ngày mưa lũ, Phương Nam cùng nhóm bạn thiện nguyện đi về nhiều vùng quê khác nhau để đồng hành cùng bà con vùng lũ vượt qua khó khăn. Còn bước chân của Nguyễn Ngọc Bảo và đồng đội cũng chưa hề ngơi nghỉ.
 
Họ giúp dân dựng lại những nếp nhà, làm vệ sinh trường học, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho bà con. Và nơi vùng cồn bãi xã Quảng Minh, anh Hào và anh Huệ tiếp tục chí thú với ruộng vườn, sông nước. Câu chuyện cứu người trong lũ dữ đã trở thành một kỷ niệm đẹp.
 
Họ, với những lối đi bình dị, lặng lẽ của riêng mình đã và đang khiến cho cuộc đời trở nên đáng yêu, đáng sống và đầy kỳ vọng cho ngày mai!
 
 Ngọc Mai