.

Xã Ngư Thủy Nam: Hiệu quả từ những mô hình giảm nghèo bền vững

.
15:33, Thứ Sáu, 21/12/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) đã tập trung nhiều nguồn lực và đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Nhờ đó, người dân tự giác nâng cao ý thức trong công tác XĐGN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới của địa phương.
 
Theo ông Nguyễn Viết Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Nam, toàn xã có 5 thôn với 755 hộ, có trên 3.300 nhân khẩu. Để làm tốt công tác XĐGN, Đảng ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với điều kiện tại địa phương. Công tác XĐGN được đưa vào nghị quyết hàng năm, trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội. Xã chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác XĐGN.
 
Trên cơ sở các giải pháp được đề ra, xã giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các thôn, phân công các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo của xã phụ trách từng địa bàn, theo dõi, chỉ đạo, chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu giảm nghèo theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị-xã hội lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng các mô hình kinh tế giúp hội viên thoát nghèo; xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” của Mặt trận, hỗ trợ phương tiện sản xuất, vay vốn, tạo việc làm cho các hộ nghèo…
 
Để khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình của mỗi người dân, địa phương đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo, giải quyết việc làm; giới thiệu những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; vận động nhân dân tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tham gia các chương trình phát triển kinh tế của xã, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặt khác, chính quyền xã thường xuyên mở các đợt kiểm tra, rà soát lại tỷ lệ hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo ở từng gia đình, từ đó chọn ra phương án phù hợp giúp người dân thoát nghèo. 
Mô hình trồng tỏi trên cát cho 20 hộ nghèo, cận nghèo hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng tỏi trên cát cho 20 hộ nghèo, cận nghèo hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định lĩnh vực ngư nghiệp là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã, từ đầu năm, nghị quyết của Đảng ủy, HĐND và các chi bộ đã định hướng và động viên nhân dân tích cực bám biển, mạnh dạn đầu tư, mua sắm các phương tiện phục vụ ngành nghề phù hợp với thời vụ. Hiện, toàn xã có gần 370 phương tiện đánh bắt với tổng sản lượng đánh bắt thủy hải sản trong năm 2018 đạt trên 2.100 tấn; 2 HTX hoạt động trên lĩnh vực sơ chế, chế biến thủy sản và nhiều hộ tham gia chế biến quy mô nhỏ đã đưa vào chế biến 320 tấn cá tươi ước đạt hơn 80 tấn cá khô thành phẩm và sơ chế gần 1.200 tấn sứa...
 
Xã Ngư Thủy Nam cũng tập trung chỉ đạo nhân dân khắc phục khó khăn, chủ động bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng chân đất và mùa vụ, trong đó, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và có khả năng kháng bệnh tốt vào sản xuất. Cùng với đó, từ năm 2013, một số người dân trên địa bàn xã đã tận dụng những diện tích đất trồng trọt kém hiệu quả để đầu tư hồ nuôi cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, xã có gần 200 hộ thả nuôi hơn 300 hồ cá lóc, trong đó, phần lớn là hồ nuôi cá 2 vụ với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 235 tấn/năm. Nhờ nuôi cá lóc, nhiều hộ dân có điều kiện tăng thêm thu nhập, xoay vòng đồng vốn để mở rộng sản xuất và vươn lên thoát nghèo.
 
Đáng chú ý, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Ngư Thủy Nam còn quan tâm tới việc khai thác có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước và lồng ghép nhiều nguồn lực để ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế, xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như: mô hình trồng tỏi trên cát với tổng diện tích trên 2 ha cho 20 hộ nghèo, cận nghèo; mô hình nuôi gà trên 2.000 con cho 30 hộ nghèo; mô hình nuôi bò sinh sản cho 8 hộ nghèo…
 
Để tiếp sức cho người dân phát huy năng lực trong công tác XĐGN, xã Ngư Thủy Nam cũng đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ và áp dụng các vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo. Từ năm 2017 đến nay, Ban XĐGN phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức giải ngân trên 985 triệu đồng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, tham gia xuất khẩu lao động, học nghề... Trên địa bàn xã có nhiều gia đình đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hòe, ở thôn Liêm Bắc, Nguyễn Thị Thảo ở thôn Liêm Tiến…
 
Rõ ràng, chính nhờ thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, cùng với việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tự giác nâng cao ý thức trong công tác XĐGN, bộ mặt NTM xã Ngư Thủy Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực. Cụ thể, năm 2017, từ chỗ có 68 hộ nghèo (chiếm 9,01%) và 56 hộ cận nghèo (chiếm 7,42%) thì đến cuối năm 2018 địa phương giảm còn 53 hộ nghèo (chiếm 7%), 46 hộ cận nghèo(chiếm 6%). Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trong xã đã đạt 36 triệu đồng/người/năm; xã đã đạt 17/19 tiêu chí NTM (còn tiêu chí trường học và giao thông chưa đạt).
 
Ông Nguyễn Viết Hiếu cho biết, mục tiêu trong năm 2019 của xã Ngư Thủy Nam là phấn đấu giảm thêm 15 hộ nghèo và về đích NTM. Để đạt được kết quả này, địa phương đang tiếp tục đặt ra nhiều giải pháp cụ thể, trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về XĐGN với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú; nhân rộng những gương điển hình thoát nghèo vươn lên, các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao; xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo, giảm nghèo có địa chỉ và nâng cao số hộ có khả năng thoát nghèo bền vững; tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng đi đôi với ứng dụng khoa học, kỹ thuật; huy động mọi nguồn lực cho đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững...
 
Thùy Lâm
,
  • Nghị lực vượt qua nghèo khó

    (QBĐT) - Năm 2015, gia đình anh Nguyễn Đức Thuận (sinh năm 1957) ở tổ dân phố 9, phường Đồng Sơn (TP. Đồng Hới) được xếp vào diện hộ nghèo. Nguyên nhân là do lúc bấy giờ, anh Thuận không có việc làm ổn định, vợ lại mắc bệnh ung thư máu, trong khi 3 đứa con đều còn nhỏ dại.

    21/12/2018
    .
  • Chuyện sư đoàn trưởng của tôi

    (QBĐT) - Đó là một buổi chiều cuối năm, trời miền tây Lệ Thủy rét căm căm trong cơn mưa phùn, gió bấc. Đại đội tôi được lệnh tập hợp để đón sư đoàn trưởng xuống huấn thị trước lúc lên đường vào Nam ra trận. Xin nói thêm, C20 của tôi là đại đội trinh sát trực thuộc ban quân báo sư đoàn nên được các chỉ huy sư đoàn coi như con cưng.

    21/12/2018
    .
  • Điện lực Quảng Bình: Ra mắt hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa

    (QBĐT) - Ngày 20-12, tại thị xã Ba Đồn, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình đã tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2018 và ra mắt hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa. 

    21/12/2018
    .
  • Hỗ trợ xây nhà cho cán bộ, nhân viên lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn

    (QBĐT) - Ngày 19-12, Bộ chỉ huy BĐBP và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức khánh thành nhà tình nghĩa cho ông Hồ Nôn tại bản Y Leng, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.
    21/12/2018
    .
  • Bắc Bộ tiếp tục có sương mù vào buổi sáng, trưa chiều nắng hanh

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21-12 các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục tiết trời có sương mù vào sáng sớm, trưa chiều trời nắng ấm, hanh khô.
     
    21/12/2018
    .
  • Trao tặng xe lăn cho cựu chiến binh

    (QBĐT) - Ngày 20-12,  Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Ban liên lạc Quân khu Trị Thiên tại Quảng Bình trao 15 chiếc xe lăn cho các cựu chiến binh (CCB)  thuộc diện chính sách thương binh, bệnh binh trên địa bàn tỉnh.

    20/12/2018
    .
  • Những việc làm đơn giản để bạn góp phần cứu lấy Trái Đất

    Trái Đất đang ngày càng ấm lên do biến đổi khí hậu và trên đây là những việc làm nhỏ mỗi ngày nhưng hữu ích để giúp bạn góp phần vào chiến dịch cứu lấy Hành tinh xanh./.
     
    20/12/2018
    .
  • Tạo sinh kế cho người Mã Liềng

    (QBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự trợ giúp từ các chương trình dự án và các cấp chính quyền, người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa đã làm quen dần với cuộc sống hiện đại. Mặc dù bà con vẫn sống nhờ rừng, nhưng đã theo một cách chủ động, sáng tạo hơn.

    20/12/2018
    .