.

Tạo sinh kế cho người Mã Liềng

.
08:37, Thứ Năm, 20/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự trợ giúp từ các chương trình dự án và các cấp chính quyền, người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa đã làm quen dần với cuộc sống hiện đại. Mặc dù bà con vẫn sống nhờ rừng, nhưng đã theo một cách chủ động, sáng tạo hơn.

Trước đây, người Mã Liềng sống len lỏi theo từng gia đình trong rừng sâu bằng việc săn bắt, hái lượm. Sau đó, bà con được vận động về định canh, định cư ở các bản Kè, Cáo, Chuối, xã Lâm Hóa và bản Cà Xen của xã Thanh Hóa. Hiện nay, cộng đồng người Mã Liềng đã có hơn 100 hộ với gần 600 khẩu…

Khi chưa về định cư ở bản, cuộc sống người Mã Liềng phụ thuộc hoàn toàn vào rừng và nguồn gạo hỗ trợ của Chính phủ. Nhưng giờ đây, bà con dân bản nơi đây đã biết cách trồng rừng, xen canh lương thực ngay trên chính nương rẫy của mình. Điều này không chỉ giúp bà con dân bản xóa bỏ được tập quán đi rừng mà còn giúp họ từng bước định canh, định cư, ổn định cuộc sống.

Cán bộ Trung tâm CIRD trao đổi với bà con Mã Liềng cách xen canh các loại cây ngắn ngày để tạo thu nhập.
Cán bộ Trung tâm CIRD trao đổi với bà con Mã Liềng cách xen canh các loại cây ngắn ngày để tạo thu nhập.

Bà Cao Thị Xuân, bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa cho biết: “Giờ đây, người Mã Liềng đã biết bảo vệ rừng, biết sản xuất trồng rừng. Thậm chí, bà con đã mạnh dạn giao lưu mua bán với người ngoài".

Có được thành quả trên là nhờ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã thu hồi hơn 700ha đất của Ban quản lý rừng phòng hộ giao cho UBND xã Lâm Hóa để xét và cấp đất cho người dân Mã Liềng.

Cùng với đó, Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD) phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa xây dựng được các mô hình quản lý sử dụng đất rừng bền vững trên cơ sở điều kiện địa lý sinh thái và kiến thức bản địa của cộng đồng.

Theo đó, CIRD đã hỗ trợ bà con cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cũng như xây dựng các vườn ươm. Nhờ vậy, bà con dần làm quen với việc trồng và phát triển rừng, đồng thời, ý thức bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay, người Mã Liềng không chỉ biết sản xuất, trồng rừng mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn.

Anh Lê Công Nam, cán bộ phụ trách dự án CIRD tại xã Lâm Hóa cho biết, 5 năm triển khai cho thấy hiệu quả trồng rừng mang lại rất lớn, bình quân mỗi hộ có từ 0,5 đến 3 hecta rừng trồng. Người Mã Liềng đã tiếp cận được quyền sử dụng tài nguyên đất rừng và có điều kiện để phát triển trồng rừng, từ đó, từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển và bảo vệ rừng.

Ông Trương Quang Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Hóa cho hay, từ khi dự án CIRD đưa vào hoạt động, người dân có trách nhiệm bảo vệ rừng hơn. Đối với những diện tích đất được quy hoạch để đưa vào trồng rừng, bà con đã có ý thức, trách nhiệm phát quang để trồng rừng. Hiện tại, có nhiều diện tích đã được bà con thu hoạch, bán và có thu nhập. Dự án CIRD cũng đang hỗ trợ để bà con trồng cây bản địa, như: cây lim, đót, để nâng cao thu nhập.

Cũng như nhiều hộ gia đình người Mã Liềng khác, gia đình của chị Cao Thị Vân, bản Kè cũng được giao đất trồng rừng. Hiện gia đình chị có gần 2 vạn cây keo sắp tới thời điểm thu hoạch. Chị Vân phấn khởi cho biết: "Đất rừng được Nhà nước cấp, có sổ đỏ. Cây giống và cách trồng, chăm sóc cũng được các cán bộ xã và CIRD hỗ trợ, hướng dẫn. Sau vụ thu hoạch keo này, chắc chắn gia đình sẽ sắm được chiếc xe máy mới."

Bên cạnh trồng các rừng keo, tràm xen canh ngô, lạc, bà con Mã Liềng còn biết cách trồng xen vào các khu rừng tự nhiên hàng vạn cây gỗ quý, như: vàng tim, lim, táu. Điều này không chỉ góp phần quan trọng trong việc tái tạo và bảo vệ rừng đầu nguồn mà còn giúp người dân tăng thêm thu nhập, bảo đảm sinh kế.

Tuy nhiên, thời gian tới, để rừng cộng đồng phát triển bền vững thì không chỉ dựa vào sự nỗ lực của người dân mà cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng và sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền.

X.Phú
 

,
  • Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

    (QBĐT) - Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, nhiều nông dân tỉnh ta đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Chị Dương Thị Kính, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Nam Thiện, xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy là một trong những điển hình như thế.

    20/12/2018
    .
  • Hội LHPN tỉnh: Phát huy vai trò trong phòng, chống bạo lực gia đình

    (QBĐT) - Tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh ta cũng như các địa phương khác trong cả nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nạn nhân bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em.

    20/12/2018
    .
  • Đồn Biên phòng Roòn tiếp nhận 6 thuyền viên bị nạn trên biển

    (QBĐT) - Đồn Biên phòng Roòn, BĐBP tỉnh vừa tổ chức tiếp nhận tàu đánh cá số hiệu NĐ 92956TS cùng với 6 thuyền viên quê ở tỉnh Nam Định bị nạn trên vùng biển Quảng Bình.

    19/12/2018
    .
  • Ngày hội truyền thông 'Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn'

    (QBĐT) - Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án "Nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và nông nghiệp", trong tháng 12-2018, Hội LHPN tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Ngày hội truyền thông với chủ đề "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn" tại các xã An Thủy, Liên Thủy (Lệ Thủy); Xuân Ninh, Hải Ninh (Quảng Ninh). 
     
    19/12/2018
    .
  • Nhà nội trú cho giáo viên vùng sâu, vùng xa

    (QBĐT) - Nhằm giúp giáo viên ở vùng sâu, vùng xa yên tâm công tác, vừa qua, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nhà ở nội trú cho các trường thuộc vùng khó khăn ở Lệ Thủy, Bố Trạch.

    19/12/2018
    .
  • Trao tặng xe đạp, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

    (QBĐT) - Ngày 18-12, được sự hỗ trợ của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội Thánh tin lành Hàn Quốc tại Hà Nội tổ chức lễ trao tặng xe đạp và học bổng cho các cháu khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Minh Hóa và thị xã Ba Đồn.

    18/12/2018
    .
  • Bố Trạch: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

    (QBĐT) - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, thời gian qua, huyện Bố Trạch luôn chú trọng đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

    18/12/2018
    .
  • Bảo Việt Nhân thọ Quảng Bình: Ra mắt sản phẩm "Trọn đời yêu thương"

    (QBĐT) - Công ty Bảo Việt Nhân thọ Quảng Bình vừa tổ chức ra mắt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ "Trọn đời yêu thương"-bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện cả gia đình trong cùng 1 hợp đồng.

    18/12/2018
    .