.

Giải quyết việc làm cho lao động, bảo đảm an sinh xã hội

.
08:48, Thứ Tư, 14/11/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động trên địa bàn. Cùng với đó, chương trình GQVL đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính người lao động.
 
Qua đó, công tác GQVL, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của người lao động trong tỉnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
 
Theo ông Phạm Thành Đồng, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), chỉ tiêu GQVL đặt ra trong năm 2018 là tạo việc làm mới cho 18.500-19.000 lao động và tạo thêm việc làm cho 16.500-17.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh xuống còn dưới 2%. Để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trên, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề và trên nhiều lĩnh vực. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn cũng đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế để GQVL trực tiếp cho người lao động. 
 
Điểm nổi bật trong 3 quý đầu năm 2018 là tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình kinh tế trọng điểm gắn việc chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể: phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chú trọng khai thác, chế biến thủy hải sản; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp…, góp phần GQVL cho trên 9.500 lao động.
 
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng năm 2018, toàn tỉnh có 511 doanh nghiệp đăng ký thành lập và đi vào hoạt động (dự báo đến 31-12-2018 sẽ có trên 700 doanh nghiệp đăng ký thành lập) đã tạo điều kiện về việc làm cho khoảng từ 7.000-9.000 lao động trên địa bàn. Một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh được triển khai thực hiện, như: dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, trung tâm thương mại VinCom Đồng Hới, doanh nghiệp may S&D, Thăng Long… đã thực sự đem lại công việc và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. 
 
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc đền bù cho các đối tượng bị ảnh hưởng với tổng kinh phí 2.737 tỷ đồng/2.745 tỷ đồng phê duyệt. Hầu hết ngư dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các địa phương sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ đã tái đầu tư sản xuất hoặc chuyển đổi nghề đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế.
 
Việc chuyển đổi sinh kế cho người dân cũng đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, hỗ trợ nhằm tìm những mô hình, hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
 
Nhờ vậy, những mô hình chuyển đổi sinh kế bước đầu thích ứng với tình hình thực tế và đặc thù địa phương, mang lại thu nhập cho bà con; đồng thời GQVL cho trên 9.500 lao động tại các địa phương vùng biển.
Ngư dân tái đầu tư sản xuất đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế sau sự cố môi trường biển.
Ngư dân tái đầu tư sản xuất đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế sau sự cố môi trường biển.
Với mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng có thể tiếp cận được với nguồn lao động và ngược lại, Trung tâm Dịch vụ việc làm (đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH) cũng thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo, các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối thông tin thị trường lao động.
 
Qua trao đổi, ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc trung tâm cho biết, từ đầu năm đến nay, vào ngày 12 và 16 hàng tháng, đơn vị tổ chức phiên giao dịch định kỳ và thực hiện trên 20 phiên giao dịch lưu động tại các địa phương, thu hút gần 200 lượt doanh nghiệp tham gia. Kết quả, trung tâm đã kết nối cho trên 14.000 lượt người được tư vấn, trên 1.500 người được phỏng vấn, khoảng 200 người lao động được nhận việc làm trực tiếp sau khi phỏng vấn và trên 3.000 người được giới thiệu việc làm. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động và người lao động đã có cơ hội được gắn kết với nhau, nhiều lao động tìm được việc làm ổn định, các doanh nghiệp tìm được lao động phù hợp với yêu cầu.
 
Có thể khẳng định, hoạt động sàn giao dịch việc làm đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động tại địa phương phát triển, thu hút đông đảo các cấp, ngành tham gia và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc. Đây còn là một trong những căn cứ để các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo nghề nắm bắt sát tình hình cung-cầu lao động trên thị trường nhằm có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh. 
 
Việc thực hiện các chương trình vay vốn tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong tạo việc làm và tự tạo việc làm cho người lao động. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giải ngân 68 tỷ đồng cho 2.400 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, trên 27 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho gần 1.000 lượt khách hàng; gần 21 tỷ đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm địa phương cho trên 700 lượt khách hàng; 15 tỷ đồng từ nguồn vốn NHCSXH huy động cho gần 500 lượt khách; 4,5 tỷ đồng cho 67 lao động được vay ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…
 
Từ các nguồn vốn GQVL, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả. Tiêu biểu, như: các HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; mô hình kinh tế trang trại tổng hợp; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; đa dạng nghề đánh bắt thủy sản, mở rộng quy mô lưới cụ, nâng công suất tàu đánh bắt xa bờ…
 
Nhằm GQVL, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội đã phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
 
Vì vậy, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dự ước đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có trên 3.350 lao động được tuyển dụng đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 112% kế hoạch năm. Huyện Bố Trạch vẫn là địa phương dẫn đầu trong công tác xuất khẩu lao động với khoảng 1.150 người. Thị trường các lao động tham gia xuất khẩu chủ yếu, gồm: Đài Loan 1.250 lao động, Hàn Quốc 650 lao động, Nhật Bản 950 lao động...
 
Theo thống kê sơ bộ của Sở LĐTBXH, dự ước năm 2018, toàn tỉnh đã GQVL cho 36.750 lao động, đạt 102% kế hoạch năm, trong đó số người được tạo việc làm mới là 19.542 người và số lao động thiếu việc làm được tạo thêm việc làm là 17.208 người. 
 
Đánh giá kết quả đã đạt được, ông Phạm Thành Đồng khẳng định, đây chính là sự nỗ lực của các sở, ngành chức năng và các địa phương trong việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về các chủ trương, chế độ chính sách ưu đãi, pháp luật của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, GQVL cho người lao động; về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc học nghề, tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
 
Từ đó, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và chính người lao động đã tích cực thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp về GQVL, giúp tỉnh khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lực lao động; giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Những kết quả đạt được cũng là cơ sở, nền tảng để tỉnh tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp GQVL cho lao động trong những năm tiếp theo.
 
Thùy Lâm
,
  • Sẻ chia khó khăn với phụ nữ nghèo

    (QBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng "mái ấm tình thương" cho phụ nữ nghèo do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong toàn tỉnh đã kêu gọi, vận động sự đóng góp của đông đảo hội viên phụ nữ (HVPN), các nhà hảo tâm xây dựng hàng trăm mái ấm cho phụ nữ nghèo. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang hình thành từ lòng nhân ái đã phần nào giúp chị em phụ nữ nghèo ổn định cuộc sống.

    14/11/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Nhân rộng mô hình "Camera giám sát an ninh trật tự"

    (QBĐT) - Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", thời gian qua, Mặt trận các cấp ở TP. Đồng Hới đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, trong đó có mô hình "Camera giám sát an ninh trật tự" tại phường Hải Đình.

    14/11/2018
    .
  • Trao tặng 50 triệu đồng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

    (QBĐT) - Chiều 12-11, đoàn công tác Công ty đầu tư bất động sản Tân Phú Trần (có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh) đã đến thăm, tặng quà cho những người già cô đơn không nơi nương tựa và các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. 

    13/11/2018
    .
  • Văn hoá giao thông: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!"

    (QBĐT) - Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (ATGT) 9 tháng năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá giao thông trong việc giảm thiểu và đẩy lùi tai nạn giao thông.

    13/11/2018
    .
  • Bảo hiểm xã hội thông tin về vụ việc Công ty Cho thuê tài chính II

    (QBĐT) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh vừa có công văn gửi Báo Quảng Bình thông tin quan điểm của BHXH Việt Nam về vụ việc Công ty cho thuê tài chính II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

    13/11/2018
    .
  • Xử lý nghiêm vi phạm đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

    (QBĐT) - Ban An toàn giao thông tỉnh vừa có Công văn số 148/BATGT đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    13/11/2018
    .
  • Nỗ lực xóa bỏ hủ tục 'mẹ chết chôn theo con!'

    (QBĐT) - Một đứa trẻ mới sinh ra, nếu chẳng may người mẹ chết đi thì nó cũng bị buộc phải chôn sống theo, đó là hủ tục của một số dân tộc sống ở vùng biên giới phía tây tỉnh Quảng Bình. Nhưng, giờ đây, với sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội biên phòng, cán bộ chính quyền và những con người dũng cảm, hủ tục đó đã dần được xoá bỏ…

    13/11/2018
    .
  • Chung tay 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

    (QBĐT) - Bằng những hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" đã khơi gợi tinh thần tương thân, tương ái, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ các dân tộc thiểu số ở địa bàn biên giới huyện Minh Hóa, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa biên cương và đồng bằng, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh…

    13/11/2018
    .