.

Minh Hóa: Thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi

.
07:14, Thứ Năm, 09/08/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Nhờ được tiếp cận kịp thời nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ gia đình nông dân nghèo ở các xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Minh Hóa đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ có thu nhập khá.
 
. Thành hộ khá nhờ vốn ưu đãi
 
Chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của chị Hồ Thị Bun ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa (Minh Hóa). Sinh sống ở địa bàn xã biên giới, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình chị Bun trước đây là hộ nghèo. Gia đình chị nghèo bởi nhiều nguyên nhân, như: đông con, phong tục tập quán, trình độ sản xuất lạc hậu…, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu vốn để đầu tư sản xuất.
 
Năm 2011, sau khi tham gia sinh hoạt ở Hội Phụ nữ xã, chị Bun được Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa cho vay 25 triệu đồng. Có được nguồn vốn vay ưu đãi này, chị Bun đã đầu tư làm chuồng nuôi lợn bản, mua 2 con bò giống về chăn thả. Đến nay, sau gần 6 năm cần cù, chăm chỉ chăn nuôi lợn, bò, chị Bun đã trả hết nợ vay và nhân được đàn bò lên 6 con. Đến năm 2017, gia đình chị Bun tiếp tục vay 25 triệu đồng nữa từ Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư mở rộng chăn nuôi và trồng rừng. “Nhờ đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH mà miềng mua được bò, lợn để chăn nuôi. Hiện nay, miềng đã trả được lãi vay và có nguồn thu hơn 50 triệu đồng/năm, gia đình miềng đã thoát được hộ nghèo, đang vươn lên hộ khá”, chị Bun tâm sự.
Nhờ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, chị Hồ Thị Bun, ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa (Minh Hóa) phát triển nuôi bò và trồng rừng, vươn lên thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, chị Hồ Thị Bun, ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa (Minh Hóa) phát triển nuôi bò và trồng rừng, vươn lên thoát nghèo
Còn chị Hồ Thị Pấy, một người Rục ở bản Mò o ồ ồ (Thượng Hóa), được đánh giá là một điển hình sản xuất giỏi trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Minh Hóa. Gia đình chị Pấy hiện có 10 con bò, gần 3ha keo đang chuẩn bị thu hoạch lứa thứ 2. Gia đình chị cũng đã tự xây dựng cho mình một ngôi nhà vững chắc, đầy đủ tiện nghi và nuôi con cái ăn học chu đáo. Đối với nhiều người tài sản đó có thể rất bình thường nhưng đối với đồng bào Rục (phần lớn bà con còn phải sống dựa vào sự trợ cấp của Nhà nước- PV) như chị Pấy đó là một cố gắng rất đáng khâm phục.
 
“Gia đình miềng có được như ngày hôm nay là nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH đó. Ngân hàng đã tạo điều kiện cho gia đình miềng vay 80 triệu đồng với lãi suất thấp. Gia đình sẽ cố gắng làm ăn để trả hết nợ và vươn lên thành hộ khá của bản, của xã”, chị Pấy chia sẻ.
 
Không chỉ chị Bun, chị Pấy mà hiện nay trên địa bàn huyện Minh Hóa còn có rất nhiều hộ gia đình nghèo ở các xã biên giới được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa và đầu tư làm ăn có hiệu quả. Các hộ được vay vốn đã phát huy thế mạnh của địa phương, đầu tư vào phát triển trồng rừng kinh tế, nuôi ong lấy mật, nuôi lợn bản, trồng cỏ nuôi bò và nuôi gà bán chăn thả…, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
 
. Đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho đồng bào thiểu số
 
Từ các chương trình cho vay, trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa đã giải ngân trên 40 tỷ đồng để hỗ trợ trên 1.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn phát triển kinh tế. Đặc biệt, từ năm 2017, Ngân hàng CSXH huyện đã triển khai chương trình cho vay hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ nhằm mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
 
Theo đó, đối tượng vay vốn trồng rừng sản xuất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (không phân biệt giàu nghèo), hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng được vay vốn từ Ngân hàng CSXH để trồng rừng, chăn nuôi với lãi suất 1,2%/năm (0,1%/tháng). Chương trình này đã tạo ra bước đột phá giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn, phát triển chăn nuôi và trồng rừng sản xuất bằng cây lấy gỗ. Mới hơn 1 năm triển khai chương trình này, Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa đã giải ngân gần 2 tỷ đồng, hỗ trợ trên 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế.
 
Ông Phan Đình Kiệu, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa cho biết, đến nay, tổng dư nợ của các chương trình cho vay tại đơn vị đến thời điểm 30-6-2018 trên 337 tỷ đồng. Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã được Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa giải ngân kịp thời để các hộ dân tiếp cận đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng. Nguồn vốn chính sách đã trở thành nguồn động viên lớn, là trợ lực giúp bà con nâng cao đời sống kinh tế gia đình, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
 
“Trong thời gian tới, với mục tiêu không để hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa sẽ tranh thủ nguồn vốn của Trung ương cũng như ngân sách địa phương để đẩy mạnh việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định 75 của Chính phủ. Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao chất lượng tín dụng.”, ông Kiệu cho hay.
 
T.Linh – P. Phương
,
  • Xả trộm rác thải ven tuyến đường tránh TP. Đồng Hới

    (QBĐT) - Theo phản ánh của người dân, trên tuyến đường tránh TP. Đồng Hới xuất hiện ngày càng nhiều bãi rác lộ thiên do một số đối tượng xả trộm chất thải sinh hoạt, xây dựng… làm ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị.

    08/08/2018
    .
  • Tiết lộ những thói quen gây khó chịu khi du lịch của khách quốc tế

    Những khách du lịch gây ồn ào (57%), luôn dán mắt vào màn hình thiết bị điện tử (47%) hay thiếu tinh tế trước những khác biệt về bản sắc văn hóa (46%) là 3 kết quả đứng đầu trong danh sách "những thói quen gây phiền hà khi du lịch," dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát quy mô toàn cầu của kênh đặt dịch vụ du lịch trực tuyến quốc tế Agoda.
     
    08/08/2018
    .
  • Tập huấn kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

    (QBĐT) - Ngày 8-8, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người phát ngôn của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

    08/08/2018
    .
  • Rác thải đi đâu?

    (QBĐT) - Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại rác thải từ cuộc sống hàng ngày cũng vì thế mà ùn ứ với muôn hình vạn trạng, như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, y tế, công nghiệp, xây dựng…, trở thành vấn đề "nóng" làm đau đầu các nhà quản lý.

    08/08/2018
    .
  • Những nỗi đau mang tên da cam

    (QBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả để lại vẫn rất nặng nề, đặc biệt là hệ lụy của chất độc da cam (CĐDC) vẫn đang hiện hữu từng ngày, từng giờ trong biết bao gia đình Việt Nam...

    08/08/2018
    .
  • Trăn trở Tân Sơn!

    (QBĐT) - Thôn Tân Sơn (xã Quảng Sơn, TX.Ba Đồn) nằm ngay trên tuyến đường chính chạy từ xã Quảng Sơn lên xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hoá), với một bên là núi đá, bên kia là dòng chảy của con sông Rào Nan.

    07/08/2018
    .
  • Một hoàn cảnh thương tâm cần được giúp đỡ

    (QBĐT) - Ngôi nhà tồi tàn của bà Phan Thị Vui ở thôn Lộc An, xã An Thủy (Lệ Thủy) thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng thét xé tai, man dại rồi vụt tắt. Ở tuổi 60, một mình bà phải nuôi giữ, chăm sóc hai đứa con gái tâm thần và một cậu con trai ốm yếu vừa học hết cấp 3...
     
    07/08/2018
    .
  • Khánh thành công trình sân bóng chuyền tại bản Cây bông, xã Kim Thủy

    (QBĐT) - Thành đoàn Đồng Hới vừa phối hợp với Đoàn xã Kim Thủy tổ chức khánh thành công trình sân bóng chuyền tại bản Cây Bông, xã Kim Thủy (Lệ Thủy).
     
    06/08/2018
    .