.

Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn-Bài 1: Thanh niên nông thôn gian nan tìm việc

.
07:28, Thứ Hai, 27/08/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Mặc dù các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp được triển khai thường xuyên, nhưng hiện nay việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn (TNNT)  vẫn còn  gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cơ hội tìm việc của TNNT  khá hạn chế do trình độ học vấn cũng như hạn chế về tay nghề.

Thiếu việc làm…

Trong một lần đi thực tế tại thôn Tân Sơn, xã Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn), chúng tôi  thấy nhiều thanh niên đang bốc vác thuê cho những doanh nghiệp thu mua tràm, bạch đàn tại địa phương. Hỏi ra mới biết, thanh niên ở đây ngoài làm ruộng ra thì thu nhập chính của họ chủ yếu từ công việc khai thác bạch đàn thuê.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư chi bộ thôn Tân Sơn, xã Quảng Sơn cho biết, đời sống của người dân trong thôn còn gặp nhiều khó khăn nên phần lớn thanh niên đều đi làm ăn xa. Một số thanh niên ở lại địa bàn thì không có việc làm ổn định, ruộng lúa ít không đủ để canh tác nên chủ yếu làm thuê...

Huyện Lệ Thủy là một trong những  địa phương có tỉ lệ TNNT thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định khá cao. Anh Dương Văn Bình, Bí thư Huyện đoàn Lệ Thủy cho biết, hiện tại số TNNT trên địa bàn là 4.528 người.

Trong đó có 35-40% thanh niên không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Rất nhiều thanh niên đã bỏ quê vào miền Nam kiếm việc mưu sinh, số còn lại chủ yếu ở nhà làm nông nghiệp hoặc một số công việc thời vụ như thợ nề, làm công tại các xưởng mộc, cơ khí…

“Số thanh niên thiếu việc làm khá đông nên phải đi làm ăn xa. Và điều này cũng dẫn đến việc rất khó để tập hợp thanh niên cho một chương trình hay một kế hoạch nào đó”, anh Bình chia sẻ.

Cũng như Lệ Thủy, lực lượng TNNT trên địa bàn huyện Quảng Ninh cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng bấp bênh, không ổn định. Anh Ngô Lê Duy, Phó Bí thư Huyện đoàn Quảng Ninh cho biết, hiện tại tổng số thanh niên trên địa bàn huyện là 22.400 người, số thanh niên tập hợp được là 12.936 người.

Trong đó có 30-40% thanh niên không có việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định. Hiện tại, nhu cầu việc làm của thanh niên Quảng Ninh là rất lớn nhưng vì thiếu vốn, thiếu kiến thức ngành nghề nên quá trình tìm kiếm việc làm gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều công ty may trên địa bàn luôn trong tình trạng thiếu lao động, trong khi lực lượng TNNT thất nghiệp còn rất nhiều.
Nhiều công ty may trên địa bàn luôn trong tình trạng thiếu lao động, trong khi lực lượng TNNT thất nghiệp còn rất nhiều.

Đâu là nguyên nhân?

Theo thống kê của Tỉnh đoàn, tỉnh ta có 194.568 thanh niên trong độ tuổi, chiếm 30% dân số, lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động chiếm gần 42,3% lao động trong toàn tỉnh. Thanh niên trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 60-70%, thanh niên thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên, thu nhập thấp chiếm 30-40%.

Anh Nguyễn Văn Sáu, Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNNT không có việc làm là do đa số TNNT còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần vươn lên chủ động lập nghiệp của họ cũng chưa cao, việc thu hút TNNT vào học các nghề nông nghiệp rất khó khăn, phần lớn TNNT đều có xu hướng ly hương để lập nghiệp. Trên địa bàn có rất ít các khu công nghiệp, khu thương mại nên thanh niên trong độ tuổi lao động khó có cơ hội tìm việc làm.

Mặt khác, nhiều thanh niên chưa xác định được năng lực bản thân cũng như nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn hướng đi phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp, nhưng thiếu kiến thức thực tiễn về nghề, thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ; thiếu chủ động, nhạy bén, chưa chịu khó trau dồi tay nghề, rèn luyện bản thân. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều thanh niên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông.

Lý giải về tình trạng TNNT trên địa bàn thất nghiệp nhiều, anh Dương Văn Bình cho hay, thời gian qua, Huyện đoàn Lệ Thủy cũng đã phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động mở nhiều hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho hằng trăm lượt thanh niên trên địa bàn.

Tuy nhiên, số lượng nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển dụng đi xuất khẩu lao động tại các nước còn thấp. Phần lớn lao động tìm việc làm hiện nay có trình độ học vấn, chuyên môn cũng như kỹ thuật thấp, chủ yếu là lao động phổ thông nên xin vào các cơ quan, xí nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ thanh niên có được việc làm ổn định, thu nhập tốt, nhất là thanh niên ở các xã vùng sâu, vùng xa còn ít.

Bàn về nguyên nhân dẫn đến việc TNNT thiếu việc làm, anh Ngô Lê Duy, Phó Bí thư Huyện đoàn Quảng Ninh cho rằng, công tác định hướng nghề nghiệp cho TNNT trên địa bàn chưa có hiệu quả dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Điển hình như Nhà máy May Quán Hàu (Công ty TNHH S&D) có nhu cầu tuyển dụng lao động rất nhiều, nhà máy luôn trong tình trạng thiếu công nhân may nhưng nguồn lao động vào đây làm việc lại rất ít, nhất là lực lượng thanh niên.

“Một phần là do lực lượng thanh niên không có tay nghề, cùng với tâm lý chờ đợi để xin được việc phù hợp với bằng cấp mình đã học nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thì tuyển không ra lao động mà thanh niên trên địa bàn lại thất nghiệp, không có việc làm”, anh Duy nói.

Những năm qua, với nhiều cơ chế chính sách quan tâm, ưu đãi nhưng số lượng TNNT tham gia vào các lớp tư vấn, hướng nghiệp do Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh trực tiếp tổ chức tại các địa phương còn thấp. Mỗi năm, trung tâm phối hợp với các Huyện đoàn, Hội Nông dân thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho hàng trăm lao động, chủ yếu là các nghề như: may, hàn, trồng trọt, chăn nuôi…

Bên cạnh những thanh niên có việc làm sau khi đào tạo thì một bộ phận không nhỏ vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp, hoặc có việc làm nhưng chỉ mang tính thời vụ, nhiều thanh niên còn không sử dụng công việc mà mình đã được đào tạo.

Lan Chi

Bài 2: Cần nhiều giải pháp đồng bộ
 

,
  • Mở lớp xóa mù chữ cho hội viên phụ nữ bản Chân Trôộng

    (QBĐT) - Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Ninh cho biết, hội vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Làng Mô tổ chức khai giảng lớp xoá mù cho 18 hội viên phụ nữ bản Chân Trôộng, xã Trường Sơn (Quảng Ninh).
    26/08/2018
    .
  • Hội LHPN Quảng Trạch đồng hành cùng phụ nữ biên cương

    (QBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Quảng Trạch đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cà Xèng đến thăm và trao tặng quà cho bà con đồng bào Rục, thuộc bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa (Minh Hóa).
     
    25/08/2018
    .
  • Hiệu quả từ công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện

    (QBĐT) - Sau hơn 5 năm triển khai công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua hệ thống bưu điện, sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành BHXH và Bưu điện tỉnh đã mang lại những hiệu quả thiết thực nhất cho người hưởng thụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ an sinh xã hội của tỉnh nhà.

    25/08/2018
    .
  • Trăn trở với… rác!

    (QBĐT) - Dự án Nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam tại xã Lý Trạch (Bố Trạch) được khởi công đã mở ra cơ hội xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

    25/08/2018
    .
  • Minh Hóa: Hội thảo về các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

    (QBĐT) - Ngày 23-8, tại huyện Minh Hóa, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh đã tổ chức hội thảo nòng cốt về thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2018.

    25/08/2018
    .
  • Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

    (QBĐT) - Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh ta đã được các cơ quan chức năng triển khai thường xuyên và có hiệu quả.

    25/08/2018
    .
  • Đưa chính sách bảo hiểm xã hội đến với hội viên nông dân

    (QBĐT) - Để cán bộ, hội viên Hội Nông dân (HND) nâng cao nhận thức, tích cực tham gia và hưởng quyền lợi từ chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT), thời gian qua, HND tỉnh và BHXH tỉnh đã phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt Luật BHXH, BHYT và các chính sách an sinh xã hội trong nông nghiệp, nông thôn...

    25/08/2018
    .
  • Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc: Nét đẹp văn hóa của PC Quảng Bình

    (QBĐT) - Nói đến quy tắc ứng xử văn hóa của một doanh nghiệp, chúng ta thường quan tâm đến những cử chỉ, hành vi giao tiếp trong công việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) mà ít khi nghĩ rằng vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, bảo đảm môi trường xanh, sạch...

    24/08/2018
    .