.

Bố Trạch: Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai

.
07:29, Thứ Tư, 15/08/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Bố Trạch là một trong những địa phương hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, gây thiệt hại không nhỏ đến người và tài sản của nhân dân. Vì vậy, huyện đã chủ động đưa ra giả thiết các tình huống và xây dựng phương án triển khai ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra ngay trước mùa mưa bão đến.
 
Là huyện có thuận lợi về giao thông vận tải, cả đường sắt, đường bộ và đường thủy, nhưng địa hình dọc theo bờ biển, nên Bố Trạch nằm trong khu vực thường xuyên gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra. Khi có bão mạnh, các khu vực ven biển, đồng bằng, khu vực trống trải ít được che khuất đều bị ảnh hưởng nặng. Đặc biệt, các vùng dân cư trên địa bàn khi bão lụt xảy ra thường bị chia cắt, cô lập, khó tiếp cận.
 
Năm 2017,ảnh hưởng bão gây mưa to làm ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn huyện, thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Toàn huyện có 45 người bị thương và thiệt hại tài sản ước tính gần 2.675 tỷ đồng. Cũng trong năm, giông sét xảy ra tại xã Hưng Trạch làm 3 người chết và 2 người bị thương.
 
Từ đầu năm 2018 đến nay, do diễn biến thời tiết bất thường nên đã có 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Bố Trạch hứng chịu lốc xoáy xẩy ra trên địa bàn xã Bắc Trạch và xã Sơn Trạch làm chết 1 người, bị thường 1 người, nhiều nhà dân bị tốc mái và một số diện tích lúa sắp thu hoạch bị gãy đổ.
 
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Ngay trước mùa mưa bão năm nay, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện Bố Trạch đã xây dựng phương án PCTT và TKCN nhằm chủ động nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của chính quyền và cộng đồng dân cư theo phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính”.
 
Ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết thêm, toàn huyện có 42 hồ, đập lớn nhỏ, trong đó có 17 công trình đê điều hư hỏng và hồ Mù U (xã Thanh Trạch) xuất hiện vết nứt dài 25m.
Đại diện lãnh đạo tỉnh và huyện Bố Trạch kiểm tra tình hình hồ đập trên địa bàn Bố Trạch trước mùa mưa bão năm 2018 (Trong ảnh: Kiểm tra và chỉ đạo xử lý vết nứt dài 25m tại hồ Mù U, xã Thanh Trạch)
Đại diện lãnh đạo tỉnh và huyện Bố Trạch kiểm tra tình hình hồ đập trên địa bàn Bố Trạch trước mùa mưa bão năm 2018 (Trong ảnh: Kiểm tra và chỉ đạo xử lý vết nứt dài 25m tại hồ Mù U, xã Thanh Trạch).
Trên cơ sở xác định vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là toàn huyện khi bão đổ bộ; các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ ống, lũ quét là xã Phúc Trạch, Sơn Trạch, Liên Trạch, Hưng Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch; sạt lở đất thường xảy ra vùng ven sông, ven suối, sườn đồi, đèo Đá Đẽo; vùng bị ngập lụt thường tập trung ở các khu vực thấp trũng, hạ lưu các hồ chứa..., Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã đưa ra giả thiết các tình huống để xây dựng phương án ứng phó cụ thể.
 
Đối với phương án đối phó khi có bão khẩn cấp, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn tổ chức trực ban lãnh đạo và cơ quan tham mưu 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống có thể xảy ra; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng ứng phó tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên để khẩn trương bố trí cán bộ trực tiếp đến các địa bàn xung yếu cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác ứng phó; đồng thời triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn, hộ đê, cứu hộ của các xã, thị trấn.
 
Cùng với đó, huyện xây dựng phương án phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lượng tại chỗ tổ chức đưa nhân dân ở các khu vực xung yếu, sơ tán và quản lý chặt chẽ nhân dân tạm cư trong suốt quá trình tránh bão; bố trí lực lượng quản lý, giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm tiếp nhận nhân dân sơ tán; kịp thời cung cấp các dịch vụ hậu cần, nhất là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm cư.
 
Các đơn vị tiếp nhận sơ tán thành lập các ban tiếp nhận để sắp xếp, bố trí nơi ăn, ở và chăm sóc sức khỏe cho người sơ tán và phải được hoàn thành trước 12 tiếng so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn.
 
UBND 4 xã miền biển, gồm: Nhân Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch và Thanh Trạch, phối hợp với Đồn Biên phòng Lý Hòa, Hải đội II để kiểm soát chặt chẽ, nắm chắc tình hình tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển, kiểm soát không cho tàu thuyền ra khơi; tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, kiên quyết không để người ở lại trên tàu, bãi bồi ven biển khi có bão đổ bộ.
 
Các xã, thị trấn kiên quyết không để dân ở lại các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và trên các tàu thuyền tại nơi neo đậu. Nếu có trường hợp không chấp hành thì chỉ đạo áp dụng biện pháp cưỡng chế “nhân đạo”.
 
BCH Quân sự huyện, Công an huyện và các đồn biên phòng đóng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai lực lượng, huy động phương tiện, trang thiết bị tham gia sơ tán, di dời người dân ở các khu vực xung yếu, bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, sóng thần, triều cường đến nơi an toàn.
 
Công an các xã, thị trấn bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng bão để trộm cắp, cướp giật, nhất là trong quá trình sơ tán, di dời; xây dựng kế hoạch sẵn sàng thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn khi bão đổ bộ vào địa bàn.
 
Huyện cũng có kế hoạch huy động lực lượng y, bác sĩ tổ chức phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong vùng tạm cư tránh bão; sẵn sàng lực lượng chuyên môn cấp cứu, cứu chữa khi có người bị nạn do bão gây ra.
 
Huyện giao Ủy ban MTTQVN huyện, Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức trợ giúp, cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu cứu trợ, không để nhân dân tại nơi tạm cư tránh bão lụt đói, rét, bệnh tật; thông báo kịp thời và hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống bão cho các tổ chức kinh tế và các kho bãi, chợ, trung tâm thương mại trọng yếu.
 
Các phòng, ban, đơn vị, các tổ chức chính trị, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn vận động, tuyên truyền và giúp người dân nâng cao ý thức phòng vệ, hạn chế thiệt hại do bão gây ra; hỗ trợ các xã, thị trấn sẵn sàng thực hiện kế hoạch chăm sóc người già yếu, người tàn tật, trẻ em và phụ nữ tại các điểm sơ tán; vận động nguồn cứu trợ để giúp các hộ dân gặp khó khăn trong thời gian tạm cư tránh bão.
 
“Cùng với việc kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN, xây dựng các phương án phòng chống bão lụt, Bố Trạch đặc biệt chú trọng chuẩn bị các phương tiện, vật tư. Hiện, huyện đã chuẩn bị sẵn sàng 30 xe ô tô các loại, 12 chiếc ca nô, xuồng cao tốc các loại, 72 cái phao tròn, phao bè, 125 cái áo phao, 19 nhà bạt các loại và một số trang thiết bị khác.
 
Ngoài ra, huyện còn có khả năng huy động thêm ở các xã, thị trấn, các doanh nghiệp trên địa bàn và trong dân một cơ số thuyền máy, thuyền cô le, phao cứu sinh, tàu trên 90 CV... để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống thiên tai xảy ra”- Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
 
Hương Trà
 
,
  • Bố Trạch: Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

    (QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch đã chú trọng triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng nên đã cơ bản bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn.

    15/08/2018
    .
  • Lại chuyện "cò" xuất khẩu lao động (?!)

    (QBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, kinh tế của nhiều gia đình, nhiều vùng quê. Sức hút của viễn cảnh giàu có đã khiến không ít người tìm mọi cách để được XKLĐ, kể cả XKLĐ "chui" hoặc qua môi giới.

    15/08/2018
    .
  • Lệ Thủy: Chú trọng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

    (QBĐT) - Những năm gần đây, việc thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc cưới, việc tang ở huyện Lệ Thủy đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho đời sống văn hóa cộng đồng phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ, văn minh trên lộ trình xây dựng nông thôn mới.

    15/08/2018
    .
  • Tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn nguy cấp, quý, hiếm

    (QBĐT) - Ngày 14-8, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (BQL Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) đã tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn từ bà Nguyễn Thị Chuyền trú tại thôn Mới, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch.
    15/08/2018
    .
  • Bố Trạch hiến được 1.027 đơn vị máu

    (QBĐT) - Ngày 14-8, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Bố Trạch đã tổ chức ngày hội HMTN đợt 3 năm 2018.

    14/08/2018
    .
  • Tập huấn quản lý vốn vay ủy thác cho cán bộ Đoàn

    (QBĐT) - Ngày 14-8-2018, Tỉnh đoàn phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn-Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn quản lý vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2018.

    14/08/2018
    .
  • Mô hình 'Vệ sinh môi trường bến nước ở Kiến Giang'

    (QBĐT) - Trước thực trạng môi trường dọc sông Kiến Giang bị ô nhiễm nặng, năm 2014, Hội Nông dân thị trấn Kiến Giang  (Lệ Thủy) đã triển khai mô hình dân vận khéo "Vệ sinh môi trường bến nước ở Kiến Giang". Sau gần 5 năm triển khai, mô hình đã đem lại những hiệu quả tích cực. Môi trường dọc con sông luôn được vệ sinh sạch sẽ, ý thức giữ gìn môi trường của người dân đã được nâng cao.

    14/08/2018
    .
  • Thị đoàn Ba Đồn: Tổ chức trại huấn luyện kỹ năng công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm 2018

    (QBĐT) - Thị đoàn Ba Đồn vừa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã tổ chức trại huấn luyện kỹ năng công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm 2018, đồng thời phát động đợt cao điểm sinh hoạt chính trị truyền thống với chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ thị xã Ba Đồn".

    14/08/2018
    .