.

Thấp thỏm bên sông

.
09:55, Thứ Bảy, 30/06/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Từ nhiều năm nay, người dân hai bên bờ sông Gianh đoạn đi qua địa phận xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa) phải sống chung với tình trạng sạt lở đất. Nỗi thấp thỏm mất nhà cửa, đất đai và thậm chí cả tính mạng khi mùa mưa lũ đến vẫn luôn thường trực. Tình trạng sạt lở đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân cũng như việc phát triển kinh tế-xã hội của Thạch Hóa.

Nhiều công trình bị bỏ hoảng vì sạt lở

Đó là thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay tại xã miền núi Thạch Hóa. Không ít công trình được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng của địa phương đã bị bỏ hoang hoặc có nguy cơ bỏ hoang vì sạt lở. Một trong số đó là trụ sở UBND xã.

Hàng năm có trên 0,5 ha đất trồng trọt của Thạch Hóa bị sạt lở và cuốn trôi theo dòng nước sông Gianh.
Hàng năm có trên 0,5 ha đất trồng trọt của Thạch Hóa bị sạt lở và cuốn trôi theo dòng nước sông Gianh.

Nằm bên bờ sông Gianh, mấy năm trước, tòa nhà hai tầng được xây dựng với số tiền lên đến vài tỷ đồng này là nơi làm việc của toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương. Thế nhưng từ năm 2015, khi con sông Gianh ngày càng “ngoạm” sâu vào đất liền, trụ sở UBND xã trở thành mối đe dọa cho những người làm việc ở đây, đặc biệt là mỗi khi mùa mưa lũ đến.

Không còn cách nào khác, chính quyền địa phương đành phải di dời nơi làm việc đến một địa điểm an toàn hơn, còn nơi này nhanh chóng rơi vào tình trạng bỏ hoang. Thời gian gần đây, một số cán bộ, công nhân từ nơi khác đến Thạch Hóa làm việc vì không có chỗ ở nên đã tận dụng trụ sở xã cũ làm nơi ở tạm. “Thiếu chỗ ở nên chúng tôi cũng đánh liều vậy thôi, chứ thiệt tình vừa ở vừa lo nơm nớp. Mùa mưa đến là chúng tôi di tản đi nơi khác”, anh Lê Văn Luyến, giáo viên Trường THCS Thạch Hóa chia sẻ.

Nằm sát ngay cảnh trụ sở UBND xã cũ, nhà bia tưởng niệm của xã Thạch Hóa cũng bị sông Gianh “ăn mòn” và bị bỏ quên từ năm 2015 đến nay. Không ít người chạnh lòng khi bước chân vào nơi đây bởi thay vì được quét tước, dọn dẹp thoáng đãng, sạch sẽ để làm nơi ghi công các anh hùng liệt sỹ của địa phương thì hiện tại chốn này cỏ mọc um tùm, không một bóng người lai vãng.

Sau nhiều năm cầm cự trước “cơn thịnh nộ” của dòng nước sông Gianh bằng hàng tre tạm bợ, hiện tại, sông đã mấp mé đến sát tấm bia tưởng niệm và nếu không có biện pháp chống đỡ, khắc phục hữu hiệu thì việc nhà bia tưởng niệm trôi theo sông chỉ còn là vấn đề thời gian.

“Đây là những công trình được xây dựng với kinh phí không nhỏ nên việc bị bỏ hoang đã gây nên sự lãng phí đáng kể trong khi địa phương còn là xã nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Không chỉ có trụ sở UBND xã, nhà bia tưởng niệm bị bỏ hoang mà hiện tại một số công trình đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu hậu quả của sạt l, như: Trường THCS Thạch Hóa, chợ...

Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì sớm muộn gì những công trình này cũng sẽ cùng chung “số phận” với các công trình đã bị bỏ hoang kia. Điều này đã và đang gây ra nhiều trở ngại lớn cho địa phương trong việc phát triển kinh tế-xã hội cũng như đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới”, ông Cao Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa trăn trở.

Không bảo đảm an toàn, trụ sở UBND xã Thạch Hóa bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.
Không bảo đảm an toàn, trụ sở UBND xã Thạch Hóa bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.

Thấp thỏm nỗi lo mất nhà, mất đất

Trước đây, để đến sông Gianh, gia đình anh Hoàng Tiến ở thôn Đạm Thuỷ phải đi bộ trên đoạn đường dài mấy trăm mét, nhưng nay con sông đã kề sát vườn nhà anh. Cứ sau mỗi trận mưa, lòng sông lấn vào bờ thêm một ít. Vài năm trở lại đây, tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa lũ, dòng sông trở nên hung dữ, nhà anh Tiến có nguy cơ bị cuốn trôi.

Trong đợt bão số 10 năm 2017, chính quyền địa phương buộc phải di dời khẩn cấp gia đình anh cùng một số hộ khác đến nơi an toàn hơn. Hết mưa bão, họ lại trở về ngôi nhà cũ và sống cùng nỗi lo nguy cơ sông “nuốt” mất nhà. Với việc gây sạt lở nặng khoảng 1.500m dọc bờ, dòng sông Gianh đang đe dọa cuộc sống yên bình của các hộ dân trong khu vực.

Tình trạng sạt lở đất dọc 2 bên sông Gianh trên địa bàn xã Thạch Hoá ngày một gia tăng trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là 4 thôn Huyền Nịu, Đạm Thủy 1,2,3 thuộc khu vực Huyền Thủy. Sạt lở không chỉ đe dọa đến cuộc sống của người dân trên địa bàn mà còn khiến cho tình hình sản xuất của bà con gặp không ít khó khăn. Trong khi toàn xã chỉ có 123 ha diện tích đất trồng lúa thì việc mỗi năm có trên 0,5 ha bị sạt lở và cuốn trôi khiến cho đời sống của người nông dân vốn đã nghèo càng thêm khốn khó vì thiếu đất sản xuất.

“Tính đến nay toàn xã đã bị mất hơn 5 ha đất sản xuất. Chúng tôi rất lo cho cuộc sống của bà con vì năm nào họ cũng nơm nớp lo sạt lở nhất là vào mùa mưa lũ. Nhiều gia đình đã bị mất đất, mất vườn, ngôi nhà xây dựng kiên cố cũng đang bị đe dọa. Những lần họp dân, tiếp xúc cử tri, chính quyền đều ghi nhận những phản ánh, kiến nghị của người dân ở đây nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở ngày càng nặng này nhưng cũng đành bất lực, chưa thể giải quyết được”, ông Cao Xuân Bình chia sẻ.

Cuộc sống của nhiều hộ dân Thạch Hóa dọc hai bên bờ sông Gianh đang bị đe dọa vì sạt lở, đặc biệt là khi mùa mưa lũ đến.
Cuộc sống của nhiều hộ dân Thạch Hóa dọc hai bên bờ sông Gianh đang bị đe dọa vì sạt lở, đặc biệt là khi mùa mưa lũ đến.

Bên cạnh việc bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, giải pháp hiệu quả và lâu dài nhất hiện nay là phải xây kè ngăn chặn sạt lở và xây dựng khu tái định cư, di dời người dân đến nơi ở mới. Hiện tại, xã đã được hỗ trợ xây kè từ thôn 1 Thiết Sơn đến thôn 3 Thiết Sơn. Còn khu vực từ thôn 4 Thiết Sơn đến Huyền Thủy đã khảo sát nhưng vẫn chưa có vốn nên đành phải đợi.

Xã cũng đã thực hiện di dời 6 hộ dân bị ảnh hưởng nặng đến khu vực an toàn và hiện vẫn còn khoảng 6-7 hộ nằm trong diện cần di dời. “Vướng mắc chúng tôi đang gặp phải chính là nguồn kinh phí để người dân xây lại nhà cửa kiên cố, cải tạo đất đai, vườn tược, đầu tư phát triển sản xuất, trong khi đời sống của họ còn nhiều khó khăn.

Mỗi hộ di dời chỉ được hỗ trợ 5 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện; còn xã thì chỉ có thể hỗ trợ về ngày công xây dựng chứ chuyện kinh phí thì vượt quá khả năng, nên cũng rất khó cho bà con. Hiện tại, người dân chỉ ngăn chặn tạm thời bằng cách đổ đá và trồng tre giữ đất. Cứ để như vậy thì chẳng mấy chốc vườn tược, nhà cửa của các hộ dân ven sông sẽ bị nước lũ cuốn trôi”, ông Bình lo lắng.

Tâm An
 

,
  • Quảng Ninh: Tập huấn PCCC và cứu nạn cứu hộ

    (QBĐT) - Công an huyện Quảng Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công tỉnh vừa tổ chức tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2018.

    30/06/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng và đô thị

    (QBĐT) - Thời gian qua, TP. Đồng Hới đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn.

    30/06/2018
    .
  • Cải thiện đời sống công nhân tại các khu công nghiệp: Những yêu cầu bức thiết

    (QBĐT) - Anh Huỳnh Tuấn Kiệt, công nhân làm việc tại xưởng sản xuất việt liệu gỗ công nghiệp tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tâm sự: "Nguyện vọng của hầu hết công nhân đang làm việc tại đây là có chỗ ở ổn định, bảo đảm những điều kiện thiết yếu trong sinh hoạt để có thể yên tâm công tác.

    30/06/2018
    .
  • Hội Nông dân xã Vạn Ninh: Đồng hành cùng hội viên xóa đói giảm nghèo

    (QBĐT) - Thời gian qua, với mục tiêu nâng cao đời sống của hội viên, Hội Nông dân xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, hội tích cực triển khai các hoạt động giúp cho hội viên được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững…

    30/06/2018
    .
  • Khởi công xây dựng cầu dân sinh ở xã Quảng Văn

    (QBĐT) - Hưởng ứng chiến dịch hè tình nguyện năm 2018, ngày 29-6, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu dân sinh tại xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn.

    29/06/2018
    .
  • Huyện Lệ Thủy: Hơn 86% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa

    Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn triển khai, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích phong trào; triển khai nghiêm túc việc đăng ký, bình xét gia đình, đơn vị, cơ quan văn hóa; tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực văn hóa, thông tin thể thao…

    29/06/2018
    .
  • Tổng điều tra dân số và nhà ở từ 1-4-2019

    Theo Quyết định 772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sẽ tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 từ 0 giờ ngày 01-4-2019.

    29/06/2018
    .
  • Ngày Gia đình Việt Nam 28-6: Nguy cơ tổ ấm thành nhà trọ

    Các chuyên gia tâm ký lo rằng nếu không tìm được giải pháp cân bằng cuộc sống, nhiều cặp vợ chồng sẽ biến tổ ấm thành nhà trọ.
    28/06/2018
    .