Khánh thành Tượng đài Bác Hồ với lực lượng vũ trang Quân khu 4

  • 14:27 | Thứ Sáu, 17/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng nay, 17-12, tại Bảo tàng Quân khu 4, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 long trọng tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 4 và đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia “Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quân khu 4 tại Nghệ An, ngày 15-6-1957”.
 
Trong suốt cuộc đời cách mạng, Bác Hồ đã 3 lần về thăm Quân khu 4. Đặc biệt, ngày15-6-1957, trong lần đầu tiên về thăm quê hương, Bác Hồ đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4. Người đã dành “3 điều khen, 4 điều phê và 5 điều căn dặn” cho các cán bộ, chiến sỹ. Hơn 64 năm qua, những lời căn dặn của Người đã trở thành kim chỉ nam hành động trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVT Quân khu 4.
 
Với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn với Bác Hồ kính yêu và để ghi nhớ sự kiện đặc biệt này, năm 1978, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tiến hành xây dựng Tượng đài Bác Hồ với LLVT Quân khu 4 bằng vật liệu bê tông, cốt thép trong khuôn viên Bảo tàng Quân khu 4.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tượng đài.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tượng đài.
Năm 2005, bổ sung 6 bức phù điêu bằng đá xanh trên nền hoa sen cách điệu phía trước khuôn viên tượng đài với ý tưởng thể hiện vai trò to lớn của quân và dân 6 tỉnh Quân khu 4 dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
 
Năm 2013, địa điểm lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm Quân khu 4 ngày 15-6-1957 được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
 
Để xứng đáng với tình cảm, công lao vĩ đại của Bác Hồ, với tầm vóc giá trị văn hóa lịch sử, thể theo nguyện vọng, niềm mong ước của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 4, Cục Chính trị Quân khu đã tham mưu, đề xuất với Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 xin ý kiến của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng triển khai dự án đầu tư tôn tạo khuôn viên, thay thế chất liệu Tượng đài Bác Hồ từ bê tông sang đồng, bằng nguồn vốn xã hội hóa do cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ. 
 
Công trình có hai hạng mục chính gồm: Tượng đài Bác Hồ với LLVT Quân khu 4 có chiều cao 7,9 m, trong đó, thân tượng đúc liền khối với chiều cao 5,1m bằng đồng, tổng trọng lượng khoảng 4.500 kg; bệ tượng bằng đá xanh nguyên khối có chiều cao 2,8 m.
 
Ngày 3-12-2021, Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xếp hạng “Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quân khu 4 tại Nghệ An, ngày 15-6-1957” là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đồng chí Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cho Bảo tàng Quân khu.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đồng chí Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cho Bảo tàng Quân khu.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, đồng chí Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia “Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quân khu 4 tại Nghệ An, ngày 15-6-1957”. 
 
Lễ khánh thành diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2021), 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2021) và kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quân khu 4 lần thứ 3 (9-12-1961 – 9-12-2021).
 
Đây là công trình văn hóa biểu trưng cho tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với LLVT Quân khu 4 cũng như lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Trung Thái Đông

tin liên quan

Mặn mà vị mắm của mẹ

(QBĐT) - Thu đã ngoảnh mặt, đông lại chợt về. Đông khoác chiếc áo mỏng tanh, hờ hững khiến ai cũng phải giật mình e sợ. Cái lạnh se se của ngày đông mơn man khắp da thịt, len lỏi vào từng ngã đường, hàng cây như đánh thức bao xúc cảm ùa về. 

Hiệu ứng tinh thần, lan tỏa cảm hứng từ chương trình nghệ thuật online

Trong bối cảnh nhiều đơn vị nghệ thuật, nghệ sỹ không thể ra tiếp cận với công chúng theo cách thức truyền thống thì chương trình nghệ thuật online đã tạo ra hiệu ứng tinh thần, lan tỏa cảm hứng lớn.

Người "truyền lửa" âm nhạc Bru-Vân Kiều

(QBĐT) - Với vốn kiến thức âm nhạc của mình, nghệ nhân Hồ Văn Tiêu, ở bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy (Lệ Thủy) đã "truyền lửa" cho nhiều thế hệ trên địa bàn. Lòng nhiệt huyết của ông đã góp phần phục dựng và phát triển những tinh hoa âm nhạc truyền thống của dân tộc Bru-Vân Kiều.