Vinh danh cá nhân có nhiều thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

  • 14:47 | Thứ Sáu, 19/11/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng nay, 19-11, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi tọa đàm nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11 và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong tặng hoa chúc mừng hội di sản
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong tặng hoa chúc mừng Hội Di sản văn hóa Việt Nam tỉnh

Cách đây 76 năm, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện”. Đây là sắc lệnh đầu tiên của nước ta về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 24-2-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23-11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong tặng kỷ niệm chương của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho các cá nhân.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam" cho các cá nhân.

Cùng với các tổ chức hội trong cả nước, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã có những bước phát triển về mọi mặt. Hiện tại, hội có trên 500 hội viên sinh hoạt ở các tổ chức hội cơ sở. Nhiều hội, chi hội cơ sở đã chủ động sưu tầm, biên soạn, xuất bản nhiều ấn phẩm văn hóa có giá trị phản ánh vùng đất, con người, văn hóa từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Từ cuối năm 2020 đến nay, hội đã có 5 đầu sách về di sản văn hóa, tiêu biểu là các tác phẩm: “Tuyên Hóa - Quê hương - Con người”, “Đồng Hới - Di sản danh thắng”, “Bố Trạch, miền quê di sản”…

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong đánh cao sự nỗ lực của Hội Di sản văn hóa Việt Nam tỉnh, nhất là vai trò của mỗi hội viên trong việc tìm tòi, nghiên cứu để viết nên nhiều tác phẩm có giá trị về đất, người, bản sắc văn hóa Quảng Bình.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong rằng, thời gian tới, hội cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích hội viên triển khai thực hiện một số đề tài về văn hóa dân gian, ẩm thực, nghiên cứu về các di sản… nhằm phát huy vai trò của di sản trong phát triển văn hóa, du lịch. 

Nhân dịp này, Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam” (đợt 3) cho 14 hội viên có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc trên địa bàn tỉnh.
 
Nh.  V
 

tin liên quan

Dòng Kiến Giang xanh

(QBĐT) - Thượng nguồn dòng Kiến Giang là nơi hợp lưu nước sông Rào Con và Rào Mệ chảy ngang qua núi Yên Mã trùng trùng như ngựa phi với vách núi dựng đứng, chót vót. Sau khi băng qua nhiều làng mạc, thôn xóm, dòng Kiến Giang đổ ra biển. 

Xóm Câu

(QBĐT) - Xóm Câu quê tôi không còn nữa. Những khách sạn, siêu thị, nhà cao tầng mọc lên xóa đi dấu tích các con hẻm, nhà cửa chen nhau trên bến dưới thuyền. Các cụ kể rằng, xưa kia, đây là vùng đầm lầy ngập đầy cỏ dại.

Gửi mẹ

(QBĐT) - Nếu trên đời không có mẹ
sẽ không có những người trước con sau con & con