.

Hơn 300 nghệ nhân dự khai mạc liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018

.
07:26, Thứ Sáu, 02/11/2018 (GMT+7)
Tối 1-11, tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018. 
Tiết mục của đoàn ca trù Hà Tĩnh. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)
Tiết mục của đoàn ca trù Hà Tĩnh. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)
Tham dự liên hoan lần này có hơn 300 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công đại diện cho 13 tỉnh, thành phố có nghệ thuật hát ca trù, cùng hướng tới mục tiêu làm sống dậy loại hình nghệ thuật độc đáo có nguy cơ mai một và thất truyền trong dân gian, góp phần bảo tồn sự đa dạng độc đáo các nền văn hóa dân tộc trong nước.
 
Phát biểu khai mạc, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trưởng ban tổ chức liên hoan nhấn mạnh liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 240 năm ngày sinh Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ - người có đóng góp lớn trong quá trình phát triển nghệ thuật hát ca trù và để chúng ta tri ân công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước.
 
Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 cũng là dịp để tổng kết và đánh giá lại toàn bộ thành quả phục hưng ca trù, báo cáo thực trạng sức sống của ca trù hiện nay trong đời sống xã hội đương đại. Qua đó khẳng định Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đạt được những kết quả thiết thực như đã cam kết với UNESCO về sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa ca trù.
 
Kết quả của liên hoan sẽ là một cơ sở dữ liệu, tiến tới thực hiện hồ sơ xin chuyển di sản ca trù từ danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” sang danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”
 
Các đơn vị thuộc 13 tỉnh, thành phố tham gia liiên hoan lần này gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh.
 
Chương trình của các đơn vị nghệ thuật tham gia Liên hoan sẽ gồm một phần nội dung bắt buộc và không bắt buộc, có tổng thời lượng trình diễn cho phép từ 45-90 phút.
 
Với nội dung chương trình bắt buộc, mỗi đoàn xây dựng một tiết mục tham gia liên hoan với tổng thời lượng quy định trong đó phải trình bày tối thiểu 3/15 thể cách và 1 tác phẩm của Nguyễn Công Trứ (có thể được hát bằng 1/3 thể cách bắt buộc đã chọn). Phần còn lại của chương trình là các tiết mục tự chọn mang phong cách vùng miền, thể hiện những nét đặc trưng độc đáo của địa phương.
 
Sau đêm khai mạc, từ ngày 2 đến 4-11, các đơn vị nghệ thuật ca trù sẽ trình diễn các tác phẩm tham dự. Đêm bế mạc, trao giải và trình diễn các chương trình xuất sắc được tổ chức vào tối 5-11 tại Hà Tĩnh./.
 
Theo HOÀNG NGÀ (TTXVN/VIETNAM+)
,
  • Trả nợ đất

    (QBĐT) - Tự truyện của ông là tất thảy những lời gan ruột, thấm bao mồ hôi, nước mắt của những tháng ngày vất vả, đắng cay lẫn hạnh phúc, tự hào. Ông bảo, câu chuyện trong những trang viết ấy không chỉ là tiếng lòng, mà còn là lời tự sự để trả nợ đất, trả nợ dòng sông và những cánh đồng-những điều thiêng liêng đã mang đến cho ông bao thành công ngày hôm nay.

    31/10/2018
    .
  • Vĩnh biệt Kim Dung - 'Minh chủ võ lâm' của văn đàn Trung Quốc

    Ngày 30-10, truyền thông Trung Quốc đưa tin Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển, vừa qua đời ở tuổi 94. 
     
    31/10/2018
    .
  • Lễ hội Cầu ngư Quảng Bình được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

    (QBĐT)  - Ngày 30-10, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 4068-QĐ/BVHTTDL công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình là 1 trong 8 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

    30/10/2018
    .
  • Bảo tồn văn nghệ dân gian, nỗi niềm người giữ 'ngọc' - Bài 2

    (QBĐT) - Quảng Bình là xứ sở của những câu dân ca mang đậm dấu ấn vùng, miền, nhưng trải qua thời gian, không ít loại hình văn nghệ dân gian của địa phương dần bị mai một. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại đang trở thành nỗi trăn trở của những người làm công tác văn hóa và các nghệ nhân-người giữ "ngọc" ở các làng quê.
     
    29/10/2018
    .
  • Đồng Hới đoạt giải nhất hội thi tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình

    (QBĐT) - Ngày 27-10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội thi tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Quảng Bình năm 2018.

    28/10/2018
    .
  • Bảo tồn văn nghệ dân gian, nỗi niềm người giữ 'ngọc'

    (QBĐT) - Quảng Bình được biết đến là vùng đất giàu về di sản văn hóa, trong đó có các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc, điển hình như: ca trù Đông Dương (Quảng Phương, Quảng Trạch), hát đúm, ví, hò thuốc, hát ru (Minh Hóa), hò khoan Lệ Thủy… với những giai điệu thiết tha, đằm thắm làm mê đắm bao thế hệ.

    28/10/2018
    .
  • Cuối thu…

    (QBĐT) - Cuối thu làn gió mong manh
    Đêm rơi nhẹ bẫng một vành trăng thon
    Tôi ngồi vá mảnh tình con
    Câu thơ sấp ngửa vuông tròn nhớ thương…
     
    27/10/2018
    .
  • ''The Dark room'' đoạt giải phim dài xuất sắc nhất tại Liên hoan Hanif

    Tối 31-10, Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (Haniff) lần thứ năm đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với chủ đề ''Điện ảnh- hội nhập và phát triển bền vững."
     
    01/11/2018
    .