.

Một công trình địa chí văn hoá-tôn giáo tâm huyết

.
16:19, Thứ Hai, 10/09/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Hơn 10 năm trở lại đây, độc giả ở Quảng Bình và cả nước dần quen biết nhà nghiên cứu Trần Văn Chường qua các công trình địa chí, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, như: Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh (3 tập), Lịch sử Đảng bộ xã Võ Ninh (2007), Địa chí Trường Dục (2015), Lịch sử Đảng bộ Duy Ninh (2017) và mới đây nhất là công trình sách “Núi Thần Đinh - Chùa Kim Phong cội nguồn và kết nối”.
 
Cuốn sách do NXB Thuận Hóa, Huế ấn hành quý 1.2018, sách dày 240 trang, khổ 14,5x20,5cm. Bố cục gồm 5 chương :
 
Chương 1: Trường Xuân nguồn cội.
Chương 2: Thần Đinh - Danh thắng thiên nhiên.
Chương 3: Thăng trầm chùa Kim Phong.
Chương 4: Các danh tăng, cư sĩ và vai trò của chùa Kim Phong - Thần Đinh.
Chương 5: Núi Thần Đinh - chùa Kim Phong trong hành trình kết nối.
 
Lời giới thiệu“Núi Thần Đinh - chùa Kim Phong hiện nay đang trở thành một địa chỉ được mọi người quan tâm, tìm tới để khám phá chốn Thần Đinh địa phật, nơi vùng đất “sơn chí thủy giao” để thực hiện nguyện ước tâm linh và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình này”đã tạo sức hút cho người đọc càng đọc càng có thêm nhiều kiến thức về một vùng đất dày truyền thống văn hóa lịch sử.
Bìa cuốn sách.
Bìa cuốn sách.

Hai địa danh núi Thần Đinh và chùa Kim Phong đã từng được sử sách ghi chép lại  trong  Ô Châu cận lục của Dương Văn An “ngọn Thần Đinh sừng sững, thế hùng dũng trùm bốn trăm châu quận” ,hoặc núi Thần Đinh là “một đại thắng cảnh của vùng đất gần với kinh kỳ”. Trên núi Thần Đinh  có chùa Kim Phong , ngôi cổ tự có từ lâu đời . Năm 1624, Đào Duy Từ khi vào Nam đã đến chùa núi và được Hoàng Phủ Chân Quân trụ trì chùa Kim Phong trao truyền binh thư.

Những trang sách  được trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu, nhẹ nhàng với cách lập luận, ngôn từ trong sáng. Tác giả đã dựa vào những tư liệu thư tịch cũ cũng như sưu tầm điền dã để đưa ra các cách lý  giải tên gọi của núi, giới thiệu các danh thắng trên đỉnh Thần Đinh, như: Đỉnh Kỳ Lân, đỉnh Thần Đinh, giếng Tiên, đỉnh Long Lão (Lão Sơn), động Thần Đinh…

Chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh cũng có một số phận thăng trầm theo lịch sử, chùa được nhiều sử sách ghi chép “không rõ dựng từ thời nào và chùa bị phá hủy thời loạn Tây Sơn”.

Lần theo lịch sử, tác giả cho biết chùa Kim Phong xây dựng trước năm 1624 rồi bị phế trệ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, sau đó trải qua các quá trình hưng công tôn tạo mới (1829 - 1830), qua từng giai đoạn ,chùa được quan tâm tôn tạo, được các thiện nam tín nữ tìm về góp công, góp sức tiền của xây dựng khang trang như ngày hôm nay.
 
Một điều quan trọng nữa là trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi Thần Đinh, chùa Kim Phong trở  thành vùng tản cư của đồng bào các xã An Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh và là chiến khu của huyện Quảng Ninh.
 
Quần thể di tích khu vực núi Thần Đinh hội tụ được 3 yếu tố , gồm :cảnh quan thiên nhiên, văn hóa tâm linh và di tích lịch sử - văn hóa. Ngày 18-8-2004 quần thể di tích danh thắng núi Thần Đinh - chùa Kim Phong đã được xếp hạng là di tích danh thắng cấp tỉnh theo quyết định số 2541/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
 
Khi đọc hết các phần chính của quyển sách, độc giả sẽ được cung cấp thêm những câu chuyện, những huyền thoại liên quan đến vùng núi Thần Đinh - chùa Kim Phong, như : Ông khổng lồ dời núi; Mạ nghé Trâu Vàng; Phật Bà say cảnh ở lại trên núi Thần Đinh; Chuyện đạo sĩ chọn cuộc đất chôn ngón tay; Chuyện Càn Long dâng chuông cho chùa núi Thần Đinh; Mai Văn Bổn bị chém oan; Thần Đinh tốt luật, thế bình thôn tứ bách chi châu; Hoàng Phủ Chân Quân trao binh thư cho người hành khất; Người gặp Phật trên núi Thần Đinh.
 
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học công nghệ , quyển sách ra đời là kết quả của đề tài “Nghiên cứu quần thể di tích khu vực núi Thần Đinh” do tác giả làm chủ nhiệm đề tài.
 
Đây là một đóng góp mới trong việc quảng bá di tích danh thắng núi Thần Đinh và quần thể chùa Kim Phong - một điểm đến trong tuyến du lịch tâm linh, di tích lịch sử văn hóa và sinh thái của huyện Quảng Ninh nói riêng và khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Bình nói chung, góp phần kết nối con đường di sản văn hóa miền Trung và cả nước.
 
Đọc tâm sự của tác giả ở phần cuối sách, chúng ta mới thấy được tâm huyết của người làm công tác nghiên cứu di tích lịch sử ở địa phương: “Nghiên cứu về một quần thể danh thắng, di tích lịch sử văn hóa trải dài qua nhiều thời kì và những biến động thời cuộc qua nhiều triều đại trong lịch sử nên gặp không ít trở ngại cho quá trình khảo sát, tiếp cận đối tượng, sưu tầm tư liệu, vì thế khó tránh khỏi những khiếm khuyết”. Mong rằng, những tâm tình của tác giả đều được mọi người đón nhận và yêu mến.
 
Trần Nguyễn Khánh Phong
,
  • Mẹ Huyễng

    (QBĐT) - Mẹ ngồi khâu nắng vào đêm

    Lần theo ký ức tay têm miếng trầu
    Da mồi mưa nắng dãi dầu
    Động Lòi còn đó, giếng Bàu còn đây
    10/09/2018
    .
  • Non sông đất Việt mãi xanh tươi

    (QBĐT) -  Ngọn cờ đổi mới Đảng giương cao
                      Nơi nơi hưởng ứng dậy phong trào
                      Nông thôn mới giàu dân thịnh nước
                      Tư tưởng sáng ngời Bác đã trao
                
    10/09/2018
    .
  • Lan Phương vượt qua Nhã Phương, giành giải Diễn viên nữ ấn tượng

    Vượt qua nhiều đối thủ "nặng ký" (Nhã Phương, Bảo Thanh…), Lan Phương đã giành giải thưởng Ấn tượng VTV 2018 (VTV Awards 2018) - hạng mục Diễn viên nữ ấn tượng với vai Diệu trong bộ phim truyền hình "Cả một đời ân oán."
     
    09/09/2018
    .
  • Tự khúc mùa thu...

    (QBĐT) - Ta bay cùng mùa thu
    Bỏ lại chiều nghiêng ngả
    Giọt nắng say hồn lá
    Men tình say mắt thơ
     
    09/09/2018
    .
  • Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh

    (QBĐT) - Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh

    09/09/2018
    .
  • Kỷ niệm 25 năm Di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới

    Ngày 7-9, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (11-12-1993), 15 năm Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam được ghi tên vào danh mục Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (7-11-2003).
     
    08/09/2018
    .
  • Mùa nhớ

    (QBĐT) - Những ngày tháng 8 qua đi để lại chút nắng hanh hao sau trận mưa rào vội vã. Tháng 9, đất trời đã hòa mình vào thu với những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu được miêu tả với nhiều mỹ từ: mùa vàng, mùa kỷ niệm, mùa tình yêu… Nhưng với tôi, đó là mùa nhớ, bởi mỗi độ thu về lại nhớ vô cùng ngày tựu trường cùng bao kỷ niệm đẹp đã in dấu, hằn sâu trong ký ức.

    07/09/2018
    .
  • Nụ thơm

    (QBĐT) - Sáng theo ba đến trường
    Chúm miệng tròn nho nhỏ
    Xòe bàn tay hôn gió
    Cháu chào ông, chào bà
     
    07/09/2018
    .