.

Đọc 'Bình thơ và tâm sự nghề văn' của Lý Hoài Xuân

.
08:37, Thứ Năm, 30/08/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Lý Hoài Xuân nổi tiếng với bài thơ “Huyền thoại trăng Nhật Lệ” được nhạc sỹ Hoàng Sông Hương phổ nhạc.
 
Sau 13 tập thơ và trường ca, nhà thơ Lý Hoài Xuân bắt đầu viết phê bình, tiểu luận. Tập sách "Bình thơ và tâm sự nghề văn" là tập phê bình, tiểu luận thứ 3 của ông được  Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành cuối năm 2017. Tập sách gồm có 2 phần. Phần bình thơ có 20 bài, như :“Bão” của Tế Hanh”; “Thuyền và biển” bài thơ hay của Xuân Quỳnh; “Hiểu thế nào về bài thơ “Nếu là mẹ” của Lâm Thị Mỹ Dạ”; “Tình mẫu tử trong thơ Minh Phúc”.
 
“Bão” của Tế Hanh:
 
Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã.
 
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
 
Hai người bạn đường gặp nhau trong cơn bão, họ nắm tay nhau để “Cùng qua đường cho khỏi ngã”. Đến khi bão tan, tức là giai đoạn sau bão: “Thông thường bão tan, đất trời bình yên trở lại nhưng trái với lô gích bình thường là tình huống sự không bình thường: “Và cơn bão lòng trong ta thổi mãi”. Và chính cái nắm tay nhau, dắt nhau đi đó đã gây nên men say cảm xúc, tình yêu trỗi dậy để cơn bão lòng xốn xang, cồn cào nhung nhớ. Giai đoạn sau cơn bão thực là lúc cảm xúc dâng trào thành cơn bão lòng của nhà thơ. Thơ là “Ý tại ngôn ngoại”. Mỗi người có một cách liên tưởng riêng. Lý Hoài Xuân liên tưởng rất hay.
 
Với bài “Thuyền và biển” bài thơ hay của Xuân Quỳnh, ông viết: “Mượn thuyền và biển để nói về tình yêu của mình, để nói với người mình yêu, mối quan hệ giữa người mình yêu với mình – là con gái, quả là thông minh, tinh tế. Mà không nói trực diện đâu, nói bằng ẩn dụ truyền thống tình cảm lứa đôi kiểu cổ tích, ca dao mới khôn chứ! “Em sẽ kể anh nghe/ Chuyện con thuyền và biển”. Vừa như là điều tâm sự, lại vừa như câu chuyện làm quà trong tình yêu vậy”. Người con gái nào lúc yêu chẳng đỏng đảnh, dỗi hờn và có khi giận dữ. ..
 
Với bài thơ “Nếu là mẹ” của Lâm Thị Mỹ Dạ :
 
         Nếu mẹ là ánh trăng thì con là đồng lúa (khổ 1)
         Nếu mẹ là đồng cỏ thì con là chú bê con (khổ 2)
         Nếu mẹ là dòng sông thì con là ánh sáng (khổ 3)
         Nếu mẹ là cánh buồm thì con là ngọn gió (khổ 4)
 
Qua bốn khổ thơ trong vai bà mẹ, Lâm Thị Mỹ Dạ đã lý giải cho con nghe từng điều mẹ giả định. Cuối cùng ông kết luận: “Cái kết của bài thơ bằng lối phản biện bất ngờ “mẹ đừng là gì nữa…mẹ là mẹ mãi thôi”làm cho bài thơ nổi rõ lên, tạo ấn tượng mạnh và lạ trong người đọc”.
 
Trong bài Tình mẫu tử trong thơ Minh Phúc, Lý Hoài Xuân viết: “Minh Phúc chọn ngày giỗ đầu của mẹ, một ngày thiêng liêng để thổ lộ nỗi lòng day dứt của ông. Chính trong ngày giỗ mẹ, ông lại nhớ ngày giỗ cha khi mẹ còn sống:
 
Giỗ cha, mẹ đồ xôi gấc
Con reo trước ngõ sau nhà
Ngày đó biết đâu lòng mẹ
Buồn như mưa gió chan hòa
 
Minh Phúc thương mẹ sớm bị góa chồng bởi đạn bom của giặc, lận đận một mình nuôi con. Quặn lòng đớn đau, Minh Phúc thốt lên dưới vòm trời xanh vô vọng: “Cực lạc là đâu hả mẹ?/ Trời xanh con chợt nhìn lên”. Từng câu thơ như từng nét khắc đè nặng vào tâm khảm người đọc khiến người đọc khó cầm nước mắt”. Lý Hoài Xuân tâm sự, ông vừa bình thơ vừa cảm động rơi nước mắt.
 
Phần tâm sự với nghề văn, trong bài “Tôi đã thành nhà thơ như thế nào”, ông nói tên thật của ông là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh năm 1954. Vốn có năng khiếu bẩm sinh lại dồi dào cảm xúc, học cấp 3 ông đã lọt vào đội tuyển học sinh giỏi văn của tỉnh Quảng Bình. Đúng ngày thi tốt nghiệp thì nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, bị thương vài lần. Bài thơ đầu tiên của ông được đăng trên báo Quân đội nhân dân. Trong cuốn“Nhà văn Việt Nam hiện đại” do Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành, ông viết: “Thơ là ngôi đền thiêng của cuộc đời tôi – Nơi tôi gửi gắm những tâm linh và những vui, buồn, suy ngẫm… của mình. Tôi chọn cho mình bút danh Lý Hoài Xuân vì muốn mình là một điệu hát của quê hương”.
 
Trong bài “Bơi giữa dòng đời, bơi giữa dòng thơ” ông viết: “Trên đường bơi, khi thì có bạn bè bơi cùng, khi thì chỉ một mình bươn bả. Nhớ lại buổi ban đầu mới tập bơi mà sợ! Tim cứ đập hồi hộp thế nào ấy. Đang đứng trên bờ mà chân đã run. Lúc ấy tôi vẳng bên tai giọng cụ Nguyễn Công Hoan quát: Muốn bơi thì nhảy xuống nước, chứ đứng trên bờ thì thiên vạn cổ anh cũng không biết bơi”.  Ông đã giành được nhiều giải thưởng văn chương từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh Huyền thoại trăng Nhật Lệ, ông có các bài thơ Tâm tình với sông Gianh, Bài ca Nhật Lệ sông thơ, Trái tim không tuổi, Đàn Trăng, Cái nhìn, Nơi để nhớ và Quảng Ninh quê mình được các nhạc sỹ tên tuổi phổ nhạc.
 
Thế đó! Độc giả vẫn tiếp tục mong chờ những tác phẩm mới của ông để được đọc, để được đón nhận… một điệu hát của quê hương - Lý Hoài Xuân. 
 
Hoàng Minh Đức
,
  • Nghe lời Bác dạy

    (QBĐT) - Đất trời một cõi giang san
    Tôi yêu đến cả vạn ngàn lần yêu
    Núi sông mưa nắng sớm chiều
    Đẹp bao nhiêu đấy bấy nhiêu ân tình.
     
    29/08/2018
    .
  • Trưng bày 61 bức ảnh 'Lệ Thuỷ-Tiềm năng du lịch'

    (QBĐT) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Lệ Thủy, UBND huyện Lệ Thuỷ đã tổ chức trưng bày 61 bức ảnh với nội dung: "Lệ Thuỷ-Tiềm năng du lịch" nhằm quảng bá những tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện.

    29/08/2018
    .
  • Dấu chân người lính

    (QBĐT) - Tuổi thanh xuân anh vào bộ đội
    Vòng lá ngụy trang, súng trên vai, ba lô, mũ cối
    Vượt núi băng đèo, đường giao liên chỉ lối
    Cao vút Trường Sơn, vực thẳm cheo leo
    29/08/2018
    .
  • Lệ Thủy: Sẵn sàng cho ngày hội lớn

    (QBĐT) - Như thường lệ, cứ vào dịp tháng Tám hàng năm, dòng sông Kiến Giang hiền hòa của huyện Lệ Thủy lại bắt đầu dậy sóng bởi hàng chục đội đò bơi, thuyền đua của các thôn, xã hạ thủy xuống để tập luyện, sẵn sàng cho lễ hội lớn nhất trong năm...

    29/08/2018
    .
  • Đồng dao mùa thu

    (QBĐT) - Anh dệt một miền thơ
    Thả lên trời tháng tám
    Ôi, thời gian bát ngát
    Giọt tình rơi miên man
    29/08/2018
    .
  • Mái tóc Kiến Giang

    (QBĐT) - Ai tìm về mái tóc Kiến Giang
    Dải lụa mềm chảy qua vùng hai huyện
    Dòng sông ấy tình đời lưu luyến
    Như ánh mắt em xanh thẳm sắc trời...
     
    28/08/2018
    .
  • Chìm lắng tiếng hát Kiều Quảng Kim

    (QBĐT) - Hát Kiều là môn nghệ thuật truyền thống từ lâu đã được người dân Quảng Kim (huyện Quảng Trạch) gìn giữ và phát triển. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, do nhiều yếu tố tác động nên tiếng hát Kiều nơi đây đang dần chìm lắng...

    28/08/2018
    .
  • Truyền thông quốc tế ca ngợi chiến thắng lịch sử của Olympic Việt Nam

    "Họ tiếp tục lập được chiến công" là tiêu đề được trang Facebook của hãng Fox Sports Asia đăng tải sau khi Olympic Việt Nam vượt qua Olympic Syria để giành quyền vào chơi vòng bán kết môn bóng đá nam của ASIAD 2018. 
     
    28/08/2018
    .