icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Quảng Bình - Ninh Bình hợp tác phát triển du lịch

  • 19:12 | Thứ Tư, 13/04/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Chiều nay, 13/4, đoàn công tác của UBND tỉnh Ninh Bình do đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước và hợp tác phát triển du lịch. Đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. 
 
Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn, như: Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… cùng nhiều di tích lịch sử-văn hóa đặc biệt quan trọng, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc.
 
Lượng khách tham quan du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng rất tốt, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,19%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đạt 4,07%/năm, khách du lịch nội địa đạt 12,69%/năm. 
Hội nghị có sự tham gia của ngành Du lịch hai tỉnh Quảng Bình - Ninh Bình.
Hội nghị có sự tham gia của ngành du lịch hai tỉnh Quảng Bình-Ninh Bình.
Tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu đến năm 2025, đón từ 8-9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 1,5 triệu lượt. Đồng thời, xác định mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. 
 
Cũng như Ninh Bình, Quảng Bình được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng và giàu tài nguyên phát triển du lịch hàng đầu ở Việt Nam.
 
Trong đó, nổi bật là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trên cơ sở các lợi thế, du lịch Quảng Bình đã tập trung khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch nổi bật nhằm phục vụ du khách và mang lại hiệu quả cao. 
 
Mặc dù lượng du khách giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Quảng Bình vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Giai đoạn 2021-2025, Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời khẳng định Quảng Bình là điểm đến hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. 
 
Tại buổi làm việc, đại diện ngành du lịch hai địa phương đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cụ thể trong hỗ trợ phát triển du lịch, như: Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về du lịch; xây dựng các chương trình du lịch “an toàn”; kết nối các địa phương, tạo chuỗi sản phẩm với “hành lang xanh”; phối hợp, liên kết các cơ sở đào tạo nghề du lịch của các địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, kiến thức nghiệp vụ du lịch…
 
Trong dịp này, đại diện Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch hai tỉnh Quảng Bình, Ninh Bình đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ phát triển du lịch, tập trung vào các nội dung, như: Hợp tác quản lý nhà nước về du lịch; hợp tác phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá, xúc tiến du lịch.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong nhấn mạnh: Quảng Bình xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn nên những năm qua, du lịch Quảng Bình chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến trong nước và quốc tế.
 
Ngành du lịch địa phương đang hướng đến mục tiêu xây dựng và định vị thương hiệu gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc, như: Du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp... Đồng thời chú trọng phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, hướng đến trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm của châu Á.
 
Ninh Bình và Quảng Bình là hai vùng đất di sản, có nhiều tiềm năng, thế mạnh tương đồng, tuy nhiên, cách thức tổ chức và khai thác các sản phẩm du lịch khác biệt. Vì vậy, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn ngành du lịch hai địa phương sẽ cùng chia sẻ, kết nối, tạo nên một liên kết du lịch chặt chẽ, phát triển các sản phẩm du lịch, thu hút lượng lớn khách du lịch trong thời gian tới.
 
Một số hình ảnh tại buổi làm việc: 
Đồng chí Hồ An Phong, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Hồ An Phong, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì buổi làm việc.
Đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu tại buổi làm việc.
Đại diện Sở Du lịch Quảng Bình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh phát triển của du lịch Quảng Bình.
Đại diện Sở Du lịch Quảng Bình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh phát triển của du lịch Quảng Bình.
Đại diện Sở Du lịch Ninh Bình giới thiệu ngành Du lịch địa phương.
Đại diện Sở Du lịch Ninh Bình giới thiệu ngành du lịch địa phương.
Sở Du lịch Quảng Bình và Sở Du lịch Ninh Bình ký kết biên bản phối hợp phát triển du lịch.
Sở Du lịch Quảng Bình và Sở Du lịch Ninh Bình ký kết biên bản phối hợp phát triển du lịch.
ký kết biên bản phối hợp phát triển du lịch.
Hiệp hội du lịch hai địa phương ký kết biên bản phối hợp phát triển du lịch.

Diệu Hương

 

tin liên quan

Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu phục vụ cho dự án đường cao tốc

(QBĐT) - Chiều nay, 13/4, tại TP. Đồng Hới, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ và đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị để rà soát công tác khảo sát, chuẩn bị các mỏ vật liệu, bãi đổ thải Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn qua các tỉnh. 

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(QBĐT) - Chiều ngày 13/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 tại Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình. 

Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được cụ thể hóa bằng pháp luật

Chiều 12/4, Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW Khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.