icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Giám sát việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  • 17:48 | Thứ Năm, 23/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Chiều nay, 23-12, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc với UBND tỉnh để thực hiện giám sát chuyên đề "Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại buổi làm việc.
Đoàn giám sát do đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dẫn đầu, với sự tham gia của các thành viên trong đoàn. Về phía UBND tỉnh, dự buổi làm việc có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
 
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, đồng thời thực hiện việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
 
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đúng với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, bảo đảm phù hợp với diện tích tự nhiên, quy mô dân số, vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, truyền thống của cộng đồng dân cư.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm phát biểu tại buổi làm việc.
Trước khi sắp xếp, tỉnh Quảng Bình có 159 đơn vị  hành chính cấp xã, gồm 136 xã, 16 phường, 7 thị trấn. Sau khi sắp xếp, hiện nay tỉnh Quảng Bình còn 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 128 xã, 15 phường, 8 thị trấn. Theo quy định trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, tỉnh Quảng Bình còn 10 ĐVHC cấp xã gồm 8 xã và 2 phường bắt buộc phải sắp xếp. 
 
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là điều kiện để tập trung nguồn lực về đất đai, dân số, … để quy hoạch, đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, phát huy tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, vị trí địa lý để phát triển. Bên cạnh đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã sẽ tạo ra thay đổi tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi ngân sách,...
 
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận, đề cập đến những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắc xếp ĐVHC, như phải điều chỉnh lại địa giới, bản đồ hành chính các cấp; tình trạng thừa, thiếu về cơ sở vật chất; sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn; bất cập trong xây dựng nông thôn mới..
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tế quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, nhất là việc bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ dôi dư gặp khó khăn; cơ sở vật chất đủ điều kiện để đáp ứng cho hoạt động của ĐVHC mới chưa có, trong khi các trụ sở làm việc, nhà văn hóa cũ thì bất cập, quy mô nhỏ…
 
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị, trong thời gian tới, Trung ương cần có giải pháp tổng thể và phương án cụ thể, thống nhất về lộ trình sắp xếp cán bộ; phương án bố trí, sử dụng cơ sở vật chất (trụ sở làm việc, trang thiết bị, máy móc làm việc…), để khắc phục, tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện cho các ĐVHC mới sau sắp xếp hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
 
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh Quảng Bình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2019-2021. Đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại tiêu chí ĐVHC cấp xã để tiếp tục thực hiện sắp xếp trong thời gian tới.
Đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm  thay mặt Đoàn giám sát tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh.
Đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm thay mặt Đoàn giám sát tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh.
Đoàn giám sát cũng ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh để trình lên Quốc hội và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết phù hợp.
A.Tuấn
 
 

tin liên quan

Tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới năm 2021

(QBĐT) - Chiều nay, 23-12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. 

Quan tâm, động viên những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(QBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2011-2021, vào chiều 23-12.

Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội

Về Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cơ quan soạn thảo đề án đã có đề nghị đúng hướng là chuyển dần một số chức năng hoạt động của Quốc hội về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.