Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và khuyến cáo của bác sĩ
06:57 | Thứ Tư, 29/05/2024
(QBĐT) - Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí kể cả khi ngừng tiếp xúc với bụi. Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại tác động tới người lao động (NLĐ). Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu về căn bệnh này, do đó việc phòng, chống bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là hết sức quan trọng. Ngoài trách nhiệm của người sử dụng lao động thì NLĐ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh phù hợp.
Bác sĩ Hoàng Ái Nhân, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường-Y tế trường học-Bệnh nghề nghiệp (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt 2 phổi gây khó thở, bệnh chiếm tỷ lệ cao trong hệ thống bệnh nghề nghiệp (BNN) hiện nay.
Bệnh bụi phổi thường tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa, nếu phát hiện sớm và ngừng tiếp xúc với bụi, nhiều trường hợp bệnh có thể ổn định. Điều đáng nói bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục, có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên bệnh nhân tử vong thường không do bệnh bụi phổi silic mà đa số do các biến chứng của bệnh gây ra như bệnh lao, bệnh phổi, giãn phế quản, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi… Các ngành nghề thường xuyên mắc bệnh bụi phổi silic, như: Khai thác đá, than, thợ hàn kim loại…
Là đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá công nghiệp, đá dolomit, đá xây dựng, Công ty TNHH Khai thác đá công nghiệp I, tại xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) đã có 14 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Với 35 công nhân lao động, trong đó 20 công nhân lao động trực tiếp, hàng năm công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động (VSLĐ), phòng chống các yếu tố độc hại và luôn cải thiện điều kiện làm việc.
Công ty đã lắp đặt hệ thống bơm tưới nước ở hệ thống trạm nghiền sàng và phun sương chống bụi tại các trục đường xung quanh mỏ nhằm giảm thiểu bụi; sắp xếp thời gian nổ mìn, tránh hướng gió để giảm lượng bụi phát tán vào khu dân sinh…
Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc công ty cho biết: Trong quá trình hoạt động, công ty đã ban hành các quy định về công tác an toàn lao động cho các bộ phận, giao cho các trưởng phòng, ban kiểm soát chặt chẽ. Hàng năm, công ty trang cấp các dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp cho từng bộ phận. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn công tác ATVSLĐ, VSLĐ cho cán bộ, công nhân, NLĐ của công ty; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và sức khỏe bệnh nghiệp cho công nhân viên công ty. Đến nay, công ty chưa để xảy ra tai nạn lao động và chưa có công nhân nào mắc BNN và bệnh bụi phổi.
Ngày 5/8/2020, UBND tỉnh có Kế hoạch số 1365 KH-UBND về chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng chống BNN giai đoạn 2020-2030. Với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng chống bệnh tật, BNN cho NLĐ, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
“Trong điều kiện làm việc NLĐ thường xuyên tiếp xúc với bụi silic, các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng. Để phòng ngừa bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp cần đầu tư, thay đổi quy trình, công nghệ sản xuất theo hướng sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng các loại máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại, ít ồn, rung; sử dụng dây chuyền công nghệ tự động, khép kín; làm giảm các yếu tố độc hại bằng cách thông gió, hút gió chung và tại chỗ.
Thay thế những hóa chất độc hại bằng các chất ít độc hại hơn, ngoài ra, doanh nghiệp cần quan trắc định kỳ các yếu tố có hại trong môi trường lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện BNN cho NLĐ; tách NLĐ ra khỏi môi trường có yếu tố độc hại nếu nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt, quá trình làm việc, nhất là làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm NLĐ cần được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định. Đơn vị sử dụng lao động cần xây dựng nội quy bảo đảm an toàn, vệ sinh nơi làm việc; tổ chức thời gian làm việc, nghỉ giữa ca hợp lý, sắp xếp các vị trí việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe của NLĐ”, bác sĩ Nhân khuyến cáo.
Theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý BNN quy định đối tượng áp dụng khám phát hiện BNN, gồm: NLĐ tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc BNN hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, kể cả người học nghề, tập nghề, NLĐ đã nghỉ hưu hoặc NLĐ đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có trên 5.620 NLĐ được khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho hơn 2.450 NLĐ và chưa phát hiện NLĐ mắc BNN.
Những năm gần đây, việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (vape) trong thanh thiếu niên đang diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng.
(QBĐT) - Sáng 28/5, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (TX. Ba Đồn), Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức hội thi rung chuông vàng "Tìm hiểu kiến thức về dân số, phát triển và sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên" năm 2024.
(QBĐT) - Sáng nay, 24/5, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh tổ chức họp đánh giá công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024.