Toàn tỉnh đã ghi nhận gần 350 ca sốt xuất huyết

  • 15:52 | Thứ Hai, 04/07/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, tính đến trưa 4/7, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 350 ca sốt xuất huyết (SXH). Trong đó, địa phương có số ca mắc cao nhất là Bố Trạch 100 ca, tiếp theo là Lệ Thủy 90 ca, Đồng Hới 50 ca, Quảng Ninh 48 ca… và địa phương có số ca mắc ít nhất là Minh Hóa 5 ca. Đến thời điểm này, Quảng Bình chưa ghi nhận ca tử vong do SXH.
 
Trước diễn biến phức tạp của dịch SXH trên địa bàn toàn tỉnh, CDC đã cử 2 đoàn công tác kịp thời phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Lệ Thuỷ và Bố Trạch cùng các trạm y tế xã triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch SXH tại các địa phương.  
Lãnh đạo CDC Quảng Bình giám sát vectơ sốt xuất huyết tại địa bàn xã Cam Thủy.
Lãnh đạo CDC Quảng Bình giám sát vectơ sốt xuất huyết tại địa bàn xã Cam Thủy (Lệ Thủy).
Theo đó, điểm “nóng” của địa bàn huyện Bố Trạch tại thời điểm này là xã Hạ Trạch. Qua điều tra dịch tễ, giám sát vectơ SXH của Trung tâm Y tế huyện, tại xã Hạ Trạch đã ghi nhận 16 bệnh nhân đang điều trị SXH tại Bệnh viện đa khoa Bố Trạch, Bệnh viện đa khoa Khu vực Bắc Quảng Bình và trạm y tế xã. Trong đó, 12 ca đã xét nghiệm test nhanh SD Dengue NSI Ag-Ab Combo dương tính; tập trung chủ yếu ở các thôn 1, 2, 5, 6 và 7. Các chỉ số vectơ giám sát sau vệ sinh môi trường tại xã Hạ Trạch (DI 0,5; BI 60) cho thấy nguy cơ cao bùng phát thành dịch.
 
Còn địa bàn huyện Lệ Thủy là xã Cam Thủy, có 1.223 hộ dân, với 4.200 nhân khẩu. Hiện địa phương ghi nhận 12 ca mắc SXH (trong đó, thôn Tân Phong 9 ca và thôn Mỹ Duyệt 3 ca) tất cả đều được xét nghiệm test nhanh cho có kết quả dương tính và qua xét nghiệm PCR tại CDC cho kết quả dương tính với Tuyp2.  
Phun hóa chất diệt muỗi cho các hộ dân.
Phun hóa chất diệt muỗi cho các hộ dân.
Để chủ động dập các ổ dịch nhỏ, không để bùng phát dịch SXH ra diện rộng, từ ngày 3-6/7, Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy và Bố Trạch chủ động hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, thau rửa cống rãnh, dụng cụ chứa nước, diệt loăng quăng (bọ gậy) để hạn chế muỗi đẻ trứng, phát triển; triển khai phun hóa chất phòng, chống SXH cho toàn địa bàn 2 xã trên. 
 
Ngay trong sáng 4/7, lãnh đạo CDC Quảng Bình đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát công tác dập dịch tại xã Cam Thủy. Tại đây, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC đề nghị chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện trong công tác phòng, chống dịch SXH; đặc biệt, giám sát, khoanh vùng các ổ dịch để xử lý triệt để; tích cực hướng dẫn bà con cách diệt muỗi để hạn chế dịch lây lan ra cộng đồng. 
 
Đồng thời, địa phương tiếp tục giám sát ca bệnh tại cơ sở điều trị và tại cộng đồng để có kế hoạch triển khai phun hóa chất chủ động; quan trọng nhất là phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, không lơ là chủ quan trước nguy cơ bùng phát dịch SXH trên địa bàn.
 
Một số hình ảnh phun hóa chất diệt muỗi tại xã Cam Thủy (Lệ Thủy) sáng 4/7: 
 
Nội Hà

tin liên quan

Giám sát tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 tại huyện Quảng Ninh

(QBĐT) - Sáng 30/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đi kiểm tra, giám sát các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 tại huyện Quảng Ninh.
 

Khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế

Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát tổng thể các quy định hiện hành liên quan đến mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 có thực sự cần thiết?

(QBĐT) - Chủ quan, e ngại tiêm mũi nhắc lại đang là tâm lý của rất nhiều người dân trong bối cảnh hiện tại. Mặc dù việc tiêm phòng Covid-19 đúng lịch, đủ liều rất quan trọng và được các phương tiện truyền thông khuyến cáo liên tục nhưng tính đến nay, tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 tại Quảng Bình đang tương đối chậm so với mũi 1 và mũi 2.