Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Ngày trở về của 2 phi hành gia sau 9 tháng "mắc kẹt" trên ISS

  • 09:09 | Thứ Ba, 18/03/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Sau hơn 9 tháng trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), 2 phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams cuối cùng cũng trở về Trái đất vào rạng sáng 18/3 (giờ Mỹ), kết thúc một nhiệm vụ kéo dài bất thường đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.
 
Butch Wilmore và Suni Williams đã bay lên phòng thí nghiệm quỹ đạo vào tháng 6 năm ngoái, trong một chuyến bay vốn dự kiến chỉ kéo dài vài ngày để thử nghiệm tàu Starliner của Boeing trong chuyến bay có người lái đầu tiên. Tuy nhiên, con tàu gặp trục trặc về hệ thống đẩy và được đánh giá không đủ an toàn để đưa họ trở về, buộc phải quay về Trái đất trong tình trạng không người lái.
 
Wilmore và Williams - hai cựu phi công Hải quân Mỹ 62 và 59 tuổi - sau đó được chuyển sang nhiệm vụ NASA-SpaceX Crew-9. Tàu Dragon đã bay lên ISS vào tháng 9 với phi hành đoàn chỉ có 2 người thay vì 4 như thông thường để dành chỗ cho cặp phi hành gia bị "mắc kẹt".
Hai phi hành gia Mỹ Butch Wilmore (trái) và Suni Williams trước khi lên tàu vũ trụ Boeing Starliner tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hai phi hành gia Mỹ Butch Wilmore (trái) và Suni Williams trước khi lên tàu vũ trụ Boeing Starliner tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Vào sáng 15/3 vừa qua, phi hành đoàn thay thế Crew-10 đã ghép thành công với trạm vũ trụ ISS. Sự có mặt của Crew-10 đã mở đường cho Wilmore và Williams trở về, cùng với phi hành gia người Mỹ Nick Hague và phi hành gia Nga Aleksandr Gorbunov. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon sẽ triển khai  bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.
 
Thời gian lưu trú của 2 phi hành gia Wilmore và Williams vượt quá thời gian xoay ca chuẩn 6 tháng trên ISS, nhưng chỉ đứng thứ sáu trong số các kỷ lục của Mỹ về thời gian thực hiện một nhiệm vụ đơn lẻ. Trước đó, phi hành gia Frank Rubio giữ vị trí số một với 371 ngày trong năm 2023, trong khi kỷ lục thế giới thuộc về phi hành gia Nga Valeri Polyakov, người đã ở 437 ngày liên tục trên trạm Mir.
 
Theo Tiến sĩ Rihana Bokhari từ Trung tâm Y học Vũ trụ tại Đại học Baylor, về mặt rủi ro sức khỏe, đây là "điều bình thường". Các thách thức như mất cơ bắp và xương, thay đổi chất lỏng trong cơ thể, và việc thích nghi lại với trọng lực đều đã được hiểu rõ và kiểm soát tốt. Tuy nhiên, tính chất bất ngờ của thời gian lưu trú kéo dài - xa gia đình và ban đầu không có đủ vật tư dự trữ - đã thu hút sự quan tâm và đồng cảm của công chúng. Joseph Keebler, một nhà tâm lý học tại Đại học Hàng không Embry-Riddle nhận xét: "Nếu bạn đi làm và bất ngờ phải ở lại văn phòng trong 9 tháng tới, có lẽ bạn sẽ hoảng loạn. Những người này đã thể hiện sự kiên cường phi thường".
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Thủ đô Tokyo chú trọng công tác hỗ trợ du khách trong thảm họa

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chính quyền thủ đô Nhật Bản đang đẩy mạnh công tác hỗ trợ khách du lịch nước ngoài trong trường hợp xảy ra thảm họa.

Trung Quốc yêu cầu dán nhãn nội dung trực tuyến do AI tạo ra

Dự kiến ​​có hiệu lực vào ngày 1/9 tới, biện pháp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực AI và giúp người dùng internet phát hiện thông tin sai lệch.

Tổng thống Trump: Cuối cùng cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng có thể sớm kết thúc

Theo hãng tin Reuters, ngày 14/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "có khả năng rất cao" là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc sau các cuộc thảo luận "có hiệu quả" với Tổng thống Nga Vladimir Putin.