Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Pháp siết chặt an ninh trước thềm Olympic Paris 2024

  • 06:09 | Chủ Nhật, 21/07/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nước Pháp đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Việc tổ chức các sự kiện thi đấu trên sông Seine là ý tưởng hay, nhưng cũng vì thế mà khu vực bảo vệ rộng hơn, đòi hỏi nhiều nhân lực hơn.
 
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, một tuần trước thềm Thế vận hội mùa hè 2024 tại thủ đô Paris, Pháp đã triển khai lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn cho lễ khai mạc. Từ ngày 19/7, các con đường dọc sông Seine đã bị cảnh sát Paris quây hàng rào, chặn các phương tiện xe cộ, người dân, cũng như khách du lịch tiếp cận các khu vực thiết lập an ninh gần sông Seine, xung quanh khu vực sẽ diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè (Olympic Paris 2024). Chỉ có những người đã đăng ký mã QR, mới được ra vào các khu vực này.
 
Paris nổi tiếng với dòng sông Seine thơ mộng chảy qua trung tâm thành phố. Hai bên bờ là những công trình kiến trúc cổ kính và nổi tiếng. Đi thuyền trên sông Seine để thưởng ngoạn cảnh đẹp Paris luôn là sự lựa chọn của đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Với đặc điểm hấp dẫn này, Ban tổ chức Thế vận hội 2024 đã quyết định chọn sông Seine làm địa điểm tổ chức lễ khai mạc Olympic 2024. Theo dự kiến tại buổi lễ tối 26/7, hàng nghìn vận động viên sẽ đi thuyền dọc 6km sông Seine về phía tháp Eiffel vào lúc hoàng hôn.
Cảnh sát được tăng cường ở các khu vực sẽ diễn ra Thế vận hội 2024.
Cảnh sát được tăng cường ở các khu vực sẽ diễn ra Thế vận hội 2024.
Việc Paris quyết định sử dụng một đoạn sông Seine làm sân khấu cho buổi lễ khai mạc với sự tham dự của khoảng 320.000 người là một ý tưởng độc đáo, nhưng lại tạo ra một thách thức lớn cho các cơ quan an ninh, trong việc đảm bảo an toàn của các vận động viên Olympic cũng như khán giả. Chính quyền Pháp cho biết trong thời gian diễn ra Thế vận hội, khoảng 35.000 cảnh sát được triển khai cùng với 18.000 nghìn lính cơ động để bảo đảm an ninh cho sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
 
Bên cạnh đó, các đơn vị đặc nhiệm cũng triển khai công nghệ cao như thiết bị bay không người lái và sóng siêu âm, cũng như các thợ lặn chiến đấu, nhóm tuần tra dọc sông Seine và chó nghiệp vụ. Quân đội cũng sẵn sàng ứng phó với bất kỳ loại mối đe dọa nào có thể ở dưới nước, trên mặt nước, trên bộ hoặc trên không xung quanh khu vực sông Seine. Khoảng 400 camera mới đã được lắp đặt ở thủ đô và ít nhất 500 camera ở các thành phố lân cận.
Khu vực dọc sông Seine tại trung tâm thủ đô Paris đã được quây kín bằng hàng rào để bảo vệ an ninh.
Khu vực dọc sông Seine tại trung tâm thủ đô Paris đã được quây kín bằng hàng rào để bảo vệ an ninh.
Không chỉ có vậy, rất nhiều quốc gia và tổ chức còn hỗ trợ Pháp trong vấn đề an ninh ở Thế vận hội mùa Hè này. Tổng cộng khoảng 1.750 thành viên của lực lượng an ninh nội địa từ gần 40 quốc gia sẽ được huy động tới nước này. Bộ Nội vụ Pháp thông báo: “Phần lớn đội quân này sẽ được triển khai tại các ga xe lửa, sân bay và xung quanh 39 địa điểm tổ chức Olympic hoặc các sự kiện thể thao”.
 
Nước Pháp đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Việc tổ chức các sự kiện thi đấu trên sông Seine là ý tưởng hay, nhưng cũng vì thế mà khu vực bảo vệ rộng hơn, đòi hỏi nhiều nhân lực hơn. Đó cũng chính là lý do Pháp huy động hàng chục nghìn người thuộc quân đội, cảnh sát, hiến binh tham gia bảo vệ cho Olympic Paris 2024. Sứ mệnh an ninh Thế vận hội hơn bao giờ hết là một nhiệm vụ quan trọng, đồng thời cũng là một trải nghiệm độc đáo đối với những người lính, lực lượng an ninh vào dịp đặc biệt này.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thống Joe Biden quay trở lại chiến dịch tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ quay trở lại chiến dịch tranh cử vào tuần tới sau khi kết thúc thời gian cách ly do mắc bệnh Covid-19.

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam.