Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Ngoại trưởng Nga tiết lộ chiến lược địa chính trị trong tương lai

  • 14:27 | Thứ Ba, 24/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có những chia sẻ về các kế hoạch chính trị, kinh tế của Nga và tương lai quan hệ của nước này với phương Tây.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva ngày 17/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva ngày 17/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Ngoại trưởng Lavrov ngày 23/5 cho biết Nga mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc cũng như có ý định xây dựng mối quan hệ với các quốc gia độc lập và sẽ quyết định cách đối phó thích hợp với phương Tây.
 
“Quan hệ kinh tế giữa chúng ta và Trung Quốc sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Bên cạnh việc đóng góp thu nhập trực tiếp vào ngân khố, điều này sẽ cho chúng ta cơ hội thực hiện các kế hoạch phát triển vùng Viễn Đông và Đông Siberia. Phần lớn các dự án với Trung Quốc đều tập trung ở đó. Đây là cơ hội để chúng ta nhận ra tiềm năng không chỉ trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm năng lượng hạt nhân, mà còn trong một số lĩnh vực khác”, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ với các em học sinh thuộc trường trung học phổ thông Primakov trong sự kiện truyền thống có tên gọi “100 câu hỏi cho nhà lãnh đạo”.
 
Đề cập đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Moskva đang tìm cách giải quyết khủng hoảng Donbass bằng cách buộc Kiev tuân thủ Nghị định thư Minsk.
 
“Tôi tin rằng chuyện này sẽ kết thúc. Các quốc gia phương Tây cuối cùng sẽ nhận ra tình hình thực tế. Và họ sẽ phải thừa nhận không thể tấn công lợi ích của Nga hay người Nga”, nhà ngoại giao nhấn mạnh.
 
Ông lưu ý trong trường hợp phương Tây thức tỉnh và muốn đề nghị nối lại quan hệ, Nga sẽ nghiêm túc xem xét.
 
Trước đó, ngày 21/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cuộc chiến ở Ukraine chỉ có thể được giải quyết thông qua giải pháp ngoại giao.
 
Không chỉ vậy, Thứ trưởng Ngoại giao Italy Manlio Di Stefano xác nhận nước này đã đề xuất một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine, nhấn mạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ có thể thực hiện được thông qua các hành động ngoại giao phối hợp ở cấp độ quốc tế, và đã đệ trình văn kiện này lên Liên hợp quốc.
 
Trong hai tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các gói trừng phạt chưa từng có, gây sức ép đối với Moskva. Trong động thái đáp trả, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tiến hành những biện pháp tài chính quyết liệt.
 
Ngoại trưởng Lavrov giải thích Moskva không chỉ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm đáp trả trước các lệnh trừng phạt chống Nga, mà còn để “ngưng phụ thuộc vào bất kỳ nguồn cung nào từ phương Tây", từ đó dựa vào khả năng của chính mình và các quốc gia độc lập đáng tin cậy.
 
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức

tin liên quan

Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất quan trọng tại Hội nghị WEF Davos 2022

Việt Nam đã chia sẻ định hướng xây dựng một nền nông nghiệp carbon thấp, "xanh-sinh thái-bền vững," xoay quanh ba trụ cột: "nông nghiệp sinh thái," "nông thôn hiện đại," "nông dân thông minh."
 

Tổng thống Mỹ Joe Biden: 13 quốc gia đã tham gia sáng kiến IPEF

Phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo cùng với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida,Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Mỹ và Nhật Bản, cùng với 11 quốc gia khác sẽ khởi động" IPEF.
 

Châu Âu thừa nhận cạn nguồn vũ khí giúp Ukraine

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell ngày 22/5 cho biết khối liên minh này đã cạn kiệt trang bị quân sự giúp Ukraine.