Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

WHO khuyến nghị các nước thành viên dỡ bỏ hoặc nới lỏng hạn chế đi lại

  • 13:00 | Thứ Năm, 20/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế.
Hành khách tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ, ngày 3/1/2022. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Hành khách tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ, ngày 3/1/2022. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Dù vẫn coi đại dịch COVID-19 là mối quan ngại lớn, song ngày 19/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia thành viên dỡ bỏ hoặc giảm bớt các lệnh cấm đi lại trên phạm vi quốc tế.
 
Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã đệ trình một số khuyến nghị lên người đứng đầu WHO, trong đó cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế, cũng như tình trạng phân phối vaccine không công bằng.
 
Ủy ban cũng khuyến cáo các nước cần điều tra dịch tễ đối với việc lây truyền virus SARS-CoV-2 giữa người và động vật.
 
Ủy ban kêu gọi giám sát thời gian thực và chia sẻ dữ liệu về sự lây truyền, phát triển của virus SARS-CoV-2 ở động vật, cho rằng việc này sẽ hỗ trợ hiểu biết toàn cầu và kịp thời xác định virus cũng như đánh giá các nguy cơ sức khỏe cộng đồng.
 
Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đánh giá của tổ chức này, các lệnh cấm đi lại đại trà không những không ngăn được biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu mà còn tạo gánh nặng đối với đời sống của người dân.
 
Ngoài ra, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu vì khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh. Tuy nhiên, do lo ngại về sự lây lan nhanh của Omicron, nhiều quốc gia đã "quay lưng" với các khuyến nghị của WHO./.
 
Theo Văn Tuấn (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Một năm cầm quyền của Tổng thống Biden và "sự trở lại của nước Mỹ"

Một năm qua, Tổng thống Biden đã nỗ lực thực hiện những cam kết đối với cử tri trong nhiều vấn đề thuộc phạm trù chính sách đối nội và đối ngoại, qua đó phần nào ghi dấu "sự trở lại của nước Mỹ."
 

WB cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của một số quốc gia thu nhập thấp

Theo WB, tổng cộng 74 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới trong năm 2022 sẽ phải thanh toán 35 tỷ USD, tăng 45% (10,9 tỷ USD) so với số tiền họ đã trả vào năm 2020 (dữ liệu hiện có mới nhất).
 

Nga: Tên lửa siêu thanh Zircon sẽ thay thế các căn cứ ở nước ngoài

Quan chức Nga cho biết tại một điểm giả định ở Đại Tây Dương, một con tàu được trang bị tên lửa Zircon có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào và rời đi ngay lập tức.