Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Thấy gì về cách ứng phó với Trung Quốc của nhóm Bộ Tứ

  • 14:27 | Thứ Hai, 05/04/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tàu chiến các nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Pháp từ ngày 5-4 bắt đầu cùng nhau tham gia cuộc tập trận hải quân La Perouse kéo dài 3 ngày ở Vịnh Bengal.

Tàu chiến các nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Pháp từ ngày 5/4 bắt đầu cùng nhau tham gia cuộc tập trận hải quân La Perouse kéo dài 3 ngày ở Vịnh Bengal.

Nhật Bản và Australia tập trận tại Biển Đông từ ngày 29 đến 31-3. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa các quốc gia thuộc nhóm “Bộ Tứ” với một nước khác sau khi các nhà lãnh đạo gặp mặt trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tháng trước.
 
Bốn quốc gia thuộc “Bộ Tứ” đã cùng tham gia cuộc tập trận Malabar do Ấn Độ dẫn đầu vào tháng 11 năm ngoái, song sự hiện diện của Pháp trong cuộc tập trận lần này đã cho thấy khả năng hợp tác của nhóm với những quốc gia ngoài. 
 
Cuộc tập trận diễn ra chỉ hai ngày khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố tầm quan trọng nỗ lực của các quốc gia Bộ Tứ trong việc “đối phó với sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương”.
 
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc từng tuyên bố coi Bộ Tứ là một “mối nguy an ninh” và “NATO phiên bản châu Á-Thái Bình Dương”, trong khi trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian miêu tả nhóm này là một "bè phái độc quyền" được thành lập dựa trên quan điểm thiên vị chống lại Trung Quốc.
 
Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) trụ sở tại Singapore, cho biết cuộc tập trận "chắc chắn mang ý nghĩa đáng kể” nếu các nước quyết định biến nó thành một sự kiện thường xuyên. “Nếu cuộc tập trận này diễn ra tốt đẹp, nó có thể trở thành một tín hiệu đáng khích lệ cho các nước khác trong khu vực không thuộc Bộ Tứ xem xét các hoạt động hợp tác tương tự với họ”.
 
Trong một tuyên bố ngày 31-3, Đại sứ quán Pháp tại Ấn Độ gọi La Perouse là "cuộc tập trận quy mô lớn của 5 nước" và cho biết nó sẽ "tạo cơ hội cho 5 lực lượng hải quân cấp cao có cùng chí hướng phát triển mối liên kết chặt chẽ hơn, trau dồi kỹ năng và thúc đẩy hợp tác hàng hải trong một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
 
Yogesh Joshi, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Bộ Tứ đang gửi một tín hiệu đến Bắc Kinh rằng “nếu tất cả các quốc gia lớn khác phản ứng trước hành vi của Trung Quốc hoặc tự liên kết để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc, thì chắc hẳn Trung Quốc đã sai ngay từ đầu”.
 
Cuộc tập trận kéo dài 3 ngày trên Vịnh Bengal được coi là sự mở rộng hơn nữa hiện diện của Bộ Tứ trong khu vực sau khi các nước thành viên trong tuần trước đều tổ chức ít nhất một cuộc tập trận song phương với một thành viên khác.
 
Trong hai ngày 28 và 29-3, không quân và hải quân Ấn Độ đã tham gia tập trận với các tàu chiến của hải quân Mỹ ở Vịnh Bengal, trong khi Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tiến hành hai cuộc tập trận song phương riêng biệt, một là cuộc tập trận với các tàu chiến của hải quân Australia tại Biển Đông từ ngày 29 đến 31-3 và cuộc tập trận kéo dài một ngày với tàu chiến hải quân Mỹ ở Biển Hoa Đông vào ngày 29-3.
 
Chuyên gia hải quân Ấn Độ RS Vasan, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, cho biết lần đầu tiên Ấn Độ tham gia cuộc tập trận La Perouse cho thấy mức độ sẵn sàng mới của nước này trong việc tham gia vào các hoạt động đa phương mà Bắc Kinh nghi ngờ.
 
“New Delhi đã cảm thấy thất vọng trước Bắc Kinh và không còn lo lắng hành động của mình sẽ bị nước láng giềng nhìn nhận như thế nào”, chuyên gia Vasan chỉ ra. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Ấn Độ tham gia vào các liên minh này một cách dễ dàng.
 
Theo TTXVN