.

Tiếng gọi của một vùng đất - Bài 3: Cơ chế nào để hạt lúa… thăng hoa

.
09:37, Thứ Ba, 22/05/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Khi khoán 10 đã bắt đầu “nhả” hết sự tinh túy của nó, trên đồng đất hai huyện đang cần có những cung cách làm ăn mới hơn để thổi thêm sinh khí cho hạt lúa, đáp ứng được đòi hỏi của phát triển trong giai đoạn mới…

>> Bài 1: Những dấu ấn chế ngự nước

>> Bài 2: Thủy sản và lúa

Năm 2011, trong một chuyến công tác ở huyện Lệ Thủy, chúng tôi đã nghe đồng chí bí thư huyện ủy lúc đó là ông Nguyễn Đình Hiệu nói, ở Hoa Thủy nhờ tích tụ ruộng đất, nhiều hộ gia đình đã cho kết quả sản xuất rất tốt. Tại thời điểm đó, sản xuất lúa đang bị chính người nông dân… coi nhẹ, bởi hiệu quả thấp, thậm chí lỗ, nên vấn đề đồng chí bí thư đề cập đến là rất “nặng”, có ý nghĩa rất lớn trên lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt với “huyện lúa” Lệ Thủy. 

Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa.
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa.

Tôi và vài đồng nghiệp đã có chuyến lên Hoa Thủy. Sau đó chúng tôi lại về xã An Ninh, huyện Quảng Ninh. Cả hai nơi chúng tôi đã bắt gặp những mô hình tương tự nhau. Quả là những nông dân đầy sáng tạo ở đây đã làm nên chuyện, mà tóm tắt là thế này: họ gom được diện tích ruộng khá lớn, thực hiện cơ giới hóa những khâu cơ bản, tổ chức sản xuất khoa học và cho kết quả rất tốt, lãi từ 25-30%.

Việc làm này không quá đặc biệt, nhưng với những mô hình cụ thể, với những con người cụ thể trên những vùng đất quen thuộc…thì quả là có những tổng kết đáng quý, nó sẽ mở ra một lối thoát cho sản xuất lúa trong giai đoạn có thể coi là bế tắc khi trào lưu bỏ hoang ruộng đất có dấu hiệu gia tăng ở vùng nông thôn trong tỉnh.

Vâng, đây chỉ mới đề cập đến chuyện lời lãi thuần túy tính trên đầu diện tích. Đấy cũng chỉ là hạt lúa “quê” sản xuất ra để phục vụ trực tiếp nhu cầu trên địa bàn, bán ở chợ quê…Và đấy là câu chuyện của nhiều năm về trước. Còn ngày nay, để có hạt lúa hàng hóa, hạt lúa “sạch”, hạt lúa trong thời kỳ hội nhập quốc tế… thì sẽ còn nhiều vấn đề gay cấn khác nữa cần phải tính toán giải quyết.  

Trong những ngày cận kề mùa gặt, chúng tôi đã tìm về những địa phương có tiếng trong sản xuất lúa, đó là HTX Thống Nhất của xã An ninh (Quảng Ninh) và HTX Thượng Phong của xã Phong Thủy (Lệ Thủy). Hai nơi này đã thực hiện chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012. Cái chung ở hai HTX này là làm ăn tương đối ổn định. Và nói như các cán bộ HTX là “sống được”.

Tuy nhiên, thực tế, sản xuất ở đây vẫn còn nhiều cái cũ, đó là ruộng đất do các hộ xã viên quản lý mà số hộ xã viên khá lớn, nói cách khác ruộng đất manh mún, tình trạng giống, phân bón và cả quy trình sản xuất vẫn còn tùy nghi các hộ.

Theo ông Nguyễn Duy Viên, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất, đây là mặt hạn chế lớn nhất của HTX cần phải được tháo gỡ. Cũng chính vì vậy, sản phẩm HTX có những hạn chế nhất định làm cho việc liên kết với doanh nghiệp cũng không dễ dàng. Không chỉ có vậy, vốn của HTX rất ít ỏi, muốn vay không dễ. Vay ở ngân hàng thương mại đòi hỏi thế chấp, mà ngân hàng lại không “chấp” những tài sản của HTX vì giá trị thấp, khó định giá…

Bên cạnh đó, nhận thức của nông dân vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể là tình trạng chạy theo sản lượng mà bỏ qua nhiều quy trình của vệ sinh an toàn thực phẩm, rồi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…chưa thật khoa học….Qua tìm hiểu ở đây, chúng tôi có thể rút ra một số điều.

Vấn đề ruộng đất, tại xã An Ninh, ông Viên cho hay mặc dù lao động nông thôn đi làm ăn xa khá lớn nhưng nhu cầu việc làm tại chỗ cũng không nhỏ. Ruộng 64 vẫn được người dân bằng cách này, cách khác bám trụ để làm ra hạt lúa cung cấp lương thực tại chỗ. Vì vậy, việc họ bán đất ruộng 64 hoặc chuyển cho người khác làm là không phổ biến.

Tại xã Phong Thủy, chúng tôi cũng có được kết quả tương tự, nông dân đang phải bám ruộng để trực tiếp làm ra hạt lúa. Vậy để phát triển sản xuất ở nông thôn hiện nay mô hình HTX, tổ hợp tác là thích hợp. Nhưng thực tế, các HTX số đầu hộ khá lớn, ruộng đất vẫn là manh mún, và như vậy hiệu quả sản xuất sẽ không lớn, để giải quyết vấn đề này phải làm gì?

Ông Võ Văn Khinh, chủ nhiệm HTX Thượng Phong cho biết, sau nhiều lần dồn điền, đổi thửa hiện nay, mỗi hộ trong HTX chỉ còn 3 mảnh ruộng. Như vậy, diện tích mỗi đầu hộ cũng đã khá lớn trên từng cánh đồng của HTX. Tuy nhiên, ông Khinh vẫn cho rằng, trên cùng diện tích đó nếu số hộ giảm xuống càng nhỏ thì hiệu quả sản xuất càng lớn, có như vậy phát triển của HTX mới bền vững. Đây là vấn đề tích tụ ruộng đất, nhưng làm sao để có được điều đó?

Ông Viên cho rằng, dần dà khi pháp luật cho phép, việc chuyển đổi, góp đất ruộng vào HTX như góp vốn của xã viên, hoặc nhiều hộ xã viên cùng góp đất làm chung…sẽ làm cho diện tích đất chung lớn lên. Khi đó HTX sẽ “quản” được những vấn đề cơ bản, như: quy trình sản xuất chung, bán chung…Đây là vấn đề mấu chốt của việc sản xuất lúa sạch, một đòi hỏi mang tính thời đại, khi đó đồng thời sẽ giải quyết tốt hơn đầu ra cho sản phẩm của HTX, hộ xã viên.

Khảo nghiệm giống lúa mới.
Khảo nghiệm giống lúa mới.

Phát triển các HTX, tổ hợp tác là hướng đi bền vững và thuận với thực tiễn nông thôn hiện nay, đặc biệt với nông thôn tỉnh ta, khi mà các ngành nghề để giải quyết việc làm cho lao động chưa phát triển, nông dân vẫn còn bám ruộng…. Nhưng để có những HTX, tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả, thực sự mang lại quyền lợi cho xã viên, đặc biệt là phải tạo được sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn của giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều việc phải tính đến.

Trước hết, HTX kiểu mới nói cho cùng cũng là một doanh nghiệp, giám đốc hay chủ nhiệm HTX là doanh nhân, nên họ phải có những tố chất của người làm kinh tế. Có lẽ hình ảnh anh chủ nhiệm HTX trong mắt của chúng ta lâu nay chỉ cần giản dị, hòa đồng với nông dân là…được rồi. Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn khác về anh chủ nhiệm - doanh nhân trên đồng ruộng.

Mà cụ thể phải là một thế hệ lãnh đạo mới trong các HTX, có đủ những tố chất của người làm kinh tế, đó là phải có sức khỏe, có tri thức, năng động trong cách nghĩ cách làm… Chúng tôi cho rằng các ông Khinh, ông Viên là thế hệ chủ nhiệm HTX chuyển tiếp đáng kính, họ đã làm được nhiều việc cho nông dân, nông thôn ở các địa phương…

Về công tác tuyên truyền, cần tập trung làm cho nông dân thấy rõ xu thế tất yếu của phát triển, đã qua rồi thời kỳ làm ăn cò con, giải quyết hạt gạo cho bữa ăn từng gia đình, sẽ không còn nữa cái kiểu sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo cảm tính, ước chừng…. Và phải làm cho người nông dân có thể hình dung ra bước đi của họ ngay trên luống cày từ hôm nay.

Tiếng gọi của phát triển trong giai đoạn mới đã vang lên trên những luống cày thân thuộc, trên những cánh đồng thương yêu của bao thế hệ.

Văn Hoàng

 



 

,
  • Ngày mới ở Ploang

    (QBĐT) - Những năm qua, được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, tổ chức, đoàn thể và các chương trình dự án, bản PLoang, xã miền núi biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển các mô hình kinh tế, tạo điều kiện để bà con dân bản định canh, định cư, ổn định cuộc sống.

    29/03/2018
    .
  • Sông Son mùa xuân về

    (QBĐT) - "Chưa cần khám phá những hang động kỳ vĩ ở Phong Nha - Kẻ Bàng, chỉ cần được du ngoạn và thăm thú những làng quê yên bình bên sông Son vào thời điểm này, tôi thấy mình đã không uổng công khi đến đây!", bạn tôi đã nói như vậy sau chuyến du xuân ngắn trên quê hương di sản Phong Nha- Kẻ Bàng, nơi có dòng sông Son thơ mộng chảy qua...

    24/03/2018
    .
  • Tiếng gọi của một vùng đất - Bài 2: Thủy sản và lúa

    (QBĐT) - Trong một ngày cuối tháng tư, chúng tôi đã có chuyến "điền dã" về vùng lúa bên phá Hạc Hải trên địa bàn xã Hồng Thủy (Lệ Thủy). Nắng chan hòa trải dài trên cánh đồng lúa bát ngát và không khó để nhận ra lúa bên này, lúa bên kia tuyến đê bao.

    21/05/2018
    .
  • Tiếng gọi của một vùng đất - Bài 1: Những dấu ấn chế ngự nước

    (QBĐT) - Lệ Thủy, Quảng Ninh có những cánh đồng lúa bát ngát. Bao đời nay, lúa gạo từ đất này làm trù phú những làng quê mến thương…

    20/05/2018
    .
  • Đến Thạch Hóa, uống cà phê ngắm voọc

    (QBĐT) - Sau 5 năm được cộng đồng bảo vệ nghiêm ngặt, đàn voọc Hà Tĩnh (một loài linh trưởng quý hiếm có tên trong Sách đỏ) ở xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (Tuyên Hóa) đang sinh sôi một cách kỳ diệu.

    15/04/2018
    .
  • Mẹ Đức

    (QBĐT) - Ngôi nhà nhỏ ấm cúng ở thôn Đơn Sa, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn. Trong ngôi nhà ấy có một người mẹ tuổi "xưa nay hiếm", đó là mẹ Hồ Thị Đức, sinh năm 1931, thân mẫu Anh hùng, liệt sỹ Trần Văn Phương, người Đảo phó đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa, đã cùng với đồng đội anh dũng hy sinh trong trận hải chiến không cân sức với kẻ thù dệt nên "vòng tròn bất tử" 30 năm về trước để giữ gìn trọn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng Tổ quốc.

    14/03/2018
    .
  • Về quê hương hùng binh Hoàng Sa...

    (QBĐT) - Có một Lý Sơn tươi mới, rạng rỡ và thẳm sâu bên trong là khí phách ngàn đời của bao thế hệ người dân nơi đây trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo quê hương.

    09/03/2018
    .
  • Tình người "làng tỷ phú"

    (QBĐT) - Làng biển Thanh Hải, xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch) vốn được coi là làng giàu nhất tỉnh Quảng Bình. Hiện làng chỉ có 1 hộ nghèo. Mọi người thường nói vui là các hộ trong làng bây giờ chỉ còn mỗi việc… đua nhau xây nhà để tiêu cho hết tiền từ nước ngoài gửi về…

    01/04/2018
    .