Hạn chế tối đa các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật

  • 18:24 | Thứ Bảy, 09/12/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nhiều ý kiến nhấn mạnh các cơ quan cần thực hiện nghiêm các quy định rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xử lý kết quả sau rà soát.
 
Chú trọng rà soát văn bản trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế tối đa “từ sớm, từ xa” các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc khoảng trống pháp luật sau khi ban hành.
 
Đây là đề xuất được các đại biểu đưa ra tại hội thảo "Giải pháp xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Tổ Công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay."
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Thắng phát biểu. (Ảnh: Mai Hiền/TTXVN phát)
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Thắng phát biểu. (Ảnh: Mai Hiền/TTXVN phát)
Hội thảo do Bộ Tư pháp - Cơ quan Thường trực Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật tổ chức ngày 8/12, tại Hà Nội.
 
Bà Trần Thu Giang, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) - đơn vị đầu mối hành chính của Bộ phận thường trực của Tổ Công tác, cho biết từ năm 2020 đến nay, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương và Tổ Công tác đã tham mưu thực hiện nhiều đợt rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân.
 
Trên cơ sở đó, xây dựng các Báo cáo rà soát văn bản trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu. Bộ Tư pháp với vai trò là Cơ quan thường trực của Tổ Công tác đã kịp thời đôn đốc, kết nối, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ, ngành tổ chức thực hiện rà soát, xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
 
Chiều 5/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với các chuyên gia kinh tế để lắng nghe ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội năm 2022 và quý 1 năm 2023.
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu cho rằng việc xử lý văn bản sau rà soát vẫn chưa thực sự kịp thời, chưa đáp ứng kỳ vọng, một số văn bản còn chậm được xử lý. Một số trường hợp còn có sự đan xen, trùng lắp về phạm vi rà soát dẫn đến khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả.
 
Đáng chú ý, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện rà soát và xử lý kết quả rà soát trong một số trường hợp chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Việc kết nối, sử dụng kết quả rà soát trong quá trình nghiên cứu, xây dựng văn bản còn có những hạn chế nhất định...
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Thắng phát biểu. (Ảnh: Nguyễn Hoa/TTXVN phát)
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Thắng phát biểu. (Ảnh: Nguyễn Hoa/TTXVN phát)
Để nâng cao hiệu quả xử lý văn bản sau rà soát, góp phần hạn chế và khắc phục quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều ý kiến nhấn mạnh các cơ quan cần tiếp tục quán triệt, thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định tại Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật; kịp thời xử lý kết quả sau rà soát.
 
Bên cạnh đó, chú trọng việc kết nối và sử dụng kết quả của các hoạt động kiểm soát chất lượng văn bản, bao gồm kết quả kiểm tra, rà soát văn bản để nghiên cứu, đánh giá kỹ cùng với các vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các các cơ quan trong công tác này; quan tâm đầu tư kinh phí, bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ công tác xây dựng pháp luật nói chung và rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát nói riêng.
Theo Vietnam+

tin liên quan

Tiêu hủy hơn 45.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm hành chính

(QBĐT) - Ngày 30/11, Cục Quản lý thị trường tổ chức tiêu hủy 45.349 sản phẩm hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính được lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ trong thời gian qua.

Từ 1/1/2024: Trưởng phòng nghiệp vụ Công an nhân dân được xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Công an ban hành Thông tư số 65/2023/TT-BCA quy định về Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thu giữ nhiều hàng hóa, máy móc gia dụng không rõ nguồn gốc

Số lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc bị thu giữ bao gồm các loại máy giặt, máy sấy, máy khoan tiện, máy hàn, môtơ giảm tốc, tổng giá trị khoảng 450 triệu đồng.