.

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc "thách đố" người tiêu dùng

.
05:15, Thứ Bảy, 07/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Hiện nay, các loại mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường. Từ các quầy hàng tạp hóa tại các chợ truyền thống đến các cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, từ nông thôn đến thành thị…, mỹ phẩm thật và giả bày bán lẫn lộn, khó phân biệt được bằng mắt thường.
 
Dù các cơ quan chức năng can thiệp, cảnh báo, xử phạt các hành vi vi phạm, thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn.
 
Mỹ phẩm được bày bán tràn lan
 
Những năm gần đây, tình trạng buôn bán mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm giả, kém chất lượng... diễn biến hết sức phức tạp với phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi trải rộng từ thành thị đến nông thôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
 
Tại các quầy bán hàng mỹ phẩm ở chợ Đồng Hới, bên cạnh những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn có không ít các sản phẩm được quảng cáo là hàng xách tay, hàng nội địa của các thương hiệu nổi tiếng khiến chị em như rơi vào "ma trận" khi có nhu cầu mua và sử dụng mỹ phẩm.
 
Chị T.H, chủ một quầy mỹ phẩm tại chợ Đồng Hới cho hay, muốn mua bất kỳ loại sản phẩm nào cũng có, từ hàng bình dân đến cao cấp, hàng nhập ngoại... Đưa cho chúng tôi một sản phẩm nước hoa nhãn hiệu Coco, chị H. báo giá 150.000 đồng.
 
Khi chúng tôi thắc mắc giá rẻ, thì chị H thừa nhận đây là hàng pha chế, mùi thơm không khác gì hàng xịn. Hỏi sang các sản phẩm trang điểm khác, như phấn, son, chị tiếp tục đon đả mời chào rất nhiều sản phẩm thuộc các hãng “tên tuổi” nhưng giá lại rất…rẻ!
 
Đặc biệt, nhiều sản phẩm giá niêm yết thì cao như hàng chính hãng nhưng giá bán thì chưa đến một nửa nên không ít người tiêu dùng tin đó là hàng thật.
 
Vì tin những lời có cánh của chủ cửa hàng, như: hàng xách tay không thuế, không trả tiền mặt bằng... nên giá rẻ, nhiều người tiêu dùng tin tưởng mua phải hàng giả, kém chất lượng về dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đang "thách đố" người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Thủy, TX. Ba Đồn cho biết: "Cùng một hãng kem My Gold nhưng nghe bạn bè mua ở chợ có giá rẻ hơn nên có lần tôi đã tìm đến mua. Tuy nhiên, khi sử dụng thì bị dị ứng da mặt, biết là hàng giả nên tôi phải ngưng sử dụng, lần sau không dám mua nữa!".

Không chỉ ở chợ truyền thống, ngay chính các cửa hàng chuyên mỹ phẩm cũng lợi dụng tâm lý “ham rẻ, sính hàng ngoại” của người tiêu dùng, đã bán hàng giả trà trộn khiến thị trường hàng mỹ phẩm thật giả lẫn lộn.
 
Đơn cử như tại một cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng, TP. Đồng Hới, đầu năm 2021, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều hàng hóa vi phạm, trong đó có nhiều bộ nước hoa của các nhãn hiệu nổi tiếng, như: Chanel, Dior, Versace... do nước ngoài sản xuất, không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
 
Qua kiểm tra, gần đây, Cục QLTT đã phát hiện nhiều vụ vi phạm. Cụ thể, ngày 14-1-2021, Cục QLTT kiểm tra và phát hiện trên xe của Vũ Văn Long, tỉnh Phú Thọ vận chuyển 1.052kg bán thành phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp đi tiêu thụ; ngày 19-6-2021, Cục QLTT phát hiện và thu giữ gần 1 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại cơ sở kinh doanh của bà Hồ Phương L, phường Ba Đồn (TX. Ba Đồn)...
 
Đừng ham giá rẻ
 
Thời gian qua, lực lượng QLTT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm vẫn đang diễn ra rất phức tạp.
 
Ông Võ Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục QLTT cho biết, thực trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn còn diễn ra trên thị trường nguyên nhân là do nhiều người tiêu dùng thích hàng hiệu nhưng giá rẻ nên tìm mua các mỹ phẩm trôi nổi.
 
Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc ứng dụng các hình thức mua bán hàng trực tuyến ngày càng phổ biến nên công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các đối tượng buôn bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng gặp rất nhiều khó khăn do tính chất linh hoạt của trang điện tử, mạng xã hội là nhanh chóng đăng, phát nhưng cũng dễ dàng gỡ bỏ, giúp đối tượng xóa bỏ dấu vết.
 
Vì vậy, lực lượng chức năng khó xác định đối tượng, địa điểm kinh doanh, kho hàng nơi cất giữ hàng hóa.
Cục QLTT phát hiện và tịch thu gần 1 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TX. Ba Đồn thời gian gần đây.
Cục QLTT phát hiện và tịch thu gần 1 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TX. Ba Đồn thời gian gần đây.
Để công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với lĩnh vực mỹ phẩm đạt hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Cục QLTT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đội tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với mặt hàng mỹ phẩm; nắm bắt thông tin của các đối tượng bán hàng qua mạng xã hội, như: Zalo, Facebook…, trang thương mại điện tử, từ đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
 
Cùng với đó, Cục QLTT sẽ tiếp tục công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc vi phạm điển hình theo quy định của pháp luật để khuyến cáo người tiêu dùng và răn đe các đối tượng vi phạm.
 
Ngoài ra, Cục sẽ tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
 
Bên cạnh sự can thiệp, cảnh báo, xử phạt các hành vi phạm của các cơ quan chức năng, để hạn chế tình trạng buôn bán mỹ phẩm nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng, chỉ nên mua tại các cửa hàng có uy tín, đừng vì ham khuyến mãi, giá rẻ mà vô tình tiếp tay cho các đối tượng bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả.
 
Đặc biệt, khi mua hàng trên trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, cần lựa chọn đối tượng bán hàng uy tín để bảo đảm hiệu quả, an toàn.
 
Từ đầu năm 2020 đến nay, Cục QLTT đã kiểm tra 26 trường hợp, phát hiện và xử lý 24 vụ vi phạm về lĩnh vực mỹ phẩm với 28 hành vi vi phạm. Trong đó, 15 hành vi vi phạm về mỹ phẩm nhập lậu; 2 hành vi vi phạm mỹ phẩm giả; 5 hành vi vi phạm về mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ và 6 hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.
 
Thanh Hoa
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
,
  • Công an TX. Ba Đồn bắt giữ đối tượng trộm 24 lốp xe máy

    (QBĐT) - Ngày 2-8-2021 khi đi đến quầy kinh doanh phụ tùng xe máy của mình ở Chợ Ba Đồn, thuộc khu phố 1, phường Ba Đồn, TX. Ba Đồn, chị Lê Thị Như Hảo phát hiện kẻ gian đã phá chốt khóa kệ sắt và lấy đi 24 lốp xe máy chưa qua sử dụng.

    06/08/2021
    .
  • TX. Ba Đồn: Chú trọng công tác hòa giải ở cơ sở

    (QBĐT) - Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TX. Ba Đồn luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện, góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, kéo dài, ổn định tình hình trật tự tại địa phương.

    06/08/2021
    .
  • Cảnh báo thủ đoạn giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trên mạng xã hội

    (QBĐT) - Mặc dù đã được cảnh báo nhưng thời gian gần đây, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam, trên mạng xã hội tái diễn tình trạng phát tán thông tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch.

    06/08/2021
    .
  • Ngăn chặn các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để phạm tội

    (QBĐT) - Ngày 5-8, Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức giao ban công tác công an tháng 7 và thông báo kết quả kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV chủ trì hội nghị.

    06/08/2021
    .
  • Gian nan thi hành án tồn đọng, kéo dài

    (QBĐT) - Những năm gần đây, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) của tỉnh đã nỗ lực thực hiện đạt và vượt hầu hết những chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tổng cục THADS đề ra. Tuy nhiên, một số vụ việc THA còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài…

    06/08/2021
    .
  • Cầm đồ bằng giấy tờ giả, vào tù... thật

    (QBĐT) - Kinh doanh thua lỗ, Lê Chí Hưng nảy sinh ý định làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, sau đó mang đi cầm cố lấy 300 triệu đồng tiêu xài và bỏ trốn. Nhưng "lưới trời lồng lộng", Lê Chí Hưng đã bị bắt về quy án bởi hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"…

    06/08/2021
    .
  • Kết quả phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2021

    6 tháng đầu năm 2021, dù có nhiều khó khăn, nhất là đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, nhưng công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh ở Trung ương và địa phương, đạt nhiều kết quả tích cực, có mặt cao hơn năm trước.

    06/08/2021
    .
  • Chống găm hàng, thổi giá khi dịch bùng phát

    (QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tích cực tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Từ đó, góp phần bình ổn thị trường, chống đầu cơ, găm hàng thổi giá, điều tiết các hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, hiệu quả.

    05/08/2021
    .