Nâng cao chỉ số PCI: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía

  • 06:30 | Thứ Hai, 07/11/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 27/4/2022, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Bình năm 2021 nằm trong nhóm các địa phương có chỉ số PCI tương đối thấp của cả nước, giảm 5 bậc so với năm 2020. Từ thực trạng này, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch nâng cao chỉ số PCI, đề ra các giải pháp và chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan liên quan quyết liệt thực hiện.
 
PCI là chỉ số do các doanh nghiệp (DN) đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Việc tổ chức thực hiện bộ chỉ số PCI do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
 
Vào năm 2005, lần đầu tiên chỉ số PCI được VCCI công bố thí điểm cho 42 tỉnh, thành phố và từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm, với thang điểm 100 và bao gồm 10 chỉ số thành phần được tổng hợp từ 142 chỉ tiêu nhỏ nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành kinh tế vĩ mô.
<img alt="Tàu lớn vào " ăn="" hàng="" "="" tại="" cảng="" biển="" hòn="" la.="" itemprop="image" data-cke-saved-src="https://baoquangbinh.vn/dataimages/202211/original/images743903_1.jpg" src="https://baoquangbinh.vn/dataimages/202211/original/images743903_1.jpg" style="width: 800px; height: 480px;">
                       Tàu lớn vào "ăn hàng" tại Cảng biển Hòn La.     (Ảnh: Sở KH-ĐT cung cấp)
Quy trình xây dựng chỉ số PCI được thực hiện thông qua các bước, gồm: Thu thập dữ liệu, xây dựng các chỉ số thành phần và tính toán PCI. Trong đó, phương pháp thu thập dữ liệu được lấy từ 2 nguồn: Nguồn dữ liệu mềm thu được từ điều tra DN qua thư và dữ liệu cứng thu thập qua các nguồn được công bố.
 
Với tính chất là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư (NĐT) tìm hiểu khi có dự định đầu tư vào một tỉnh và là thông tin quan trọng để lãnh đạo tỉnh, các nhà hoạch định chính sách có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế, chỉ số PCI ngày càng được các tỉnh, thành phố chú trọng cải thiện, nâng cao.
 
Đối với Quảng Bình, thời gian qua, công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao. UBND tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc cho người dân, DN; nhiều thủ tục hành chính đã được rà soát, cắt giảm.
 
Mặt khác, tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được sắp xếp theo hướng tinh gọn; hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, chất lượng tham mưu, giải quyết công việc của các sở, ngành, địa phương ngày càng nâng lên, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, giải quyết kịp thời công việc cho người dân, DN.
 
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì những chuyển biến trong công tác CCHC và năng lực cạnh tranh của tỉnh vẫn chưa được như kỳ vọng. Bởi, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, làm giảm các tiêu chí, chỉ số mà việc chỉ số PCI của tỉnh liên tục giảm thứ hạng trong các năm gần đây là một ví dụ rõ nét nhất.
Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 đang được Quảng Bình triển khai, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 đang được Quảng Bình triển khai, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), các nguyên nhân cơ bản dẫn đến thứ hạng chỉ số PCI của tỉnh còn thấp đó là hệ thống pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi trong khi nhận thức pháp luật giữa các cơ quan, cán bộ xử lý chưa đồng nhất, mỗi nơi hiểu một kiểu gây khó khăn, phiền hà cho quá trình đầu tư. Mặt khác, một số sở, ngành chưa chủ động rà soát các thay đổi của pháp luật để kịp thời khuyến cáo các NĐT, dẫn đến NĐT phải thay đổi quy trình thực hiện các dự án gây mất thời gian, mất cơ hội và tốn kém chi phí. Thời gian xử lý các kiến nghị, đề xuất tham mưu ý kiến thẩm định của đơn vị, địa phương vẫn chưa tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
 
Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ chưa nhận thức được tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực thi nhiệm vụ tự do, tự động trả và ngừng hồ sơ nhiều lần, gây khó khăn cho DN và người dân. Một số DN được lấy thông tin về chỉ số PCI chưa thấy hết tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin nên có thể trả lời theo cảm tính, chưa phản ánh đúng thực chất các chỉ số thành phần.
 
Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hoàng Đức Thiện chia sẻ: Theo quy định hiện hành, để triển khai hoàn thiện 1 dự án, các NĐT phải trải qua rất nhiều thủ tục, trong đó bước chủ trương đầu tư chỉ là thủ tục ban đầu. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, NĐT còn phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính ở các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương nên mất rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, tâm lý bị áp lực, mệt mỏi của các NĐT trong quá trình triển khai thực hiện các dự án là không thể tránh khỏi. Quá trình triển khai thực hiện chỉ cần có trục trặc, nhiêu khê ở bất kỳ 1 bộ phận thì cũng đã tạo áp lực cho NĐT, từ đó NĐT sẽ đánh giá thấp khi được điều tra, lấy ý kiến.
 
"Để tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT hoàn thành thủ tục đầu tư một dự án cần sự vào cuộc, chung sức của tất cả các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành đơn vị cấp tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt từ lãnh đạo các cấp, các phòng cho đến chuyên viên thụ lý hồ sơ", Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hoàng Đức Thiện cho biết.
 
Tích cực góp phần cải thiện, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, ngày 27/7/2022, Sở KH-ĐT đã thành lập Bộ phận tiếp nhận ý kiến của NĐT, DN trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và ngày 28/9/2022 đã ban hành kế hoạch triển khai. Qua đó, sàng lọc tổng hợp, tham mưu chuyển cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền; tiếp nhận và thông báo thông tin giải quyết kiến nghị cho NĐT, DN.
Kết luận tại hội nghị bàn giải pháp nâng cao các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh (diễn ra vào ngày 9/6/2022), Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng đã chỉ rõ các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ CCHC của một số đơn vị, địa phương còn thiếu quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm và thiếu hiệu quả trong tổ chức thực hiện; nhìn chung chưa lan tỏa được nhận thức về tầm quan trọng của CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể là nâng cao các chỉ số đến cán bộ, công chức, người dân.
 
Tỷ lệ trễ hẹn hồ sơ thủ tục hành chính trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, giấy phép xây dựng còn cao nhưng chậm có giải pháp khắc phục... Đây cũng chính là những nội dung mà Quảng Bình cần kịp thời có giải pháp khắc phục ngay, nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới.
 
Giám đốc Sở KH-ĐT Phan Phong Phú cho biết: Việc cải thiện, nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp và các cơ quan có liên quan chứ không riêng một sở, ngành hoặc địa phương nào. Với quyết tâm, cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, ngày 15/7/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1278/KH-UBND về nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình năm 2022.
 
Căn cứ kế hoạch và các giải pháp mà tỉnh đề ra, UBND các cấp, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan khác có liên quan xây dựng kế hoạch cải thiện các chỉ số thành phần hoặc các chỉ tiêu thuộc bộ chỉ số PCI tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Đáng chú ý, UBND tỉnh phối hợp với VCCI tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh năm 2022 và các năm tiếp theo.
 
Rõ ràng, muốn cải thiện chỉ số PCI thì tất cả hệ thống chính trị của tỉnh phải thực sự vào cuộc. Trong đó, cần phải có sự chung tay, đồng lòng, đồng sức của lãnh đạo chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và tập thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ trên toàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cơ quan, đơn vị về ý nghĩa của bộ chỉ số PCI để từ đó tự thay đổi hành vi, nhận thức cũng như tự đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể tại mỗi cơ quan, đơn vị, góp phần cải thiện bộ chỉ số PCI cấp tỉnh.
 
Anh Tuấn

tin liên quan

Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

(QBĐT) - Thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP. Đồng Hới đã chú trọng thực hiện các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh. 

Tuyên Hóa: Đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng

(QBĐT) - Diện tích rừng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa thời gian qua cơ bản được quản lý, bảo vệ tốt. Các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp ngày càng giảm, diện tích rừng trồng luôn duy trì, rừng cây bản địa ngày càng tăng... 

Tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên các tour du lịch khám phá, mạo hiểm tại huyện Lệ Thủy

(QBĐT) - Từ ngày 4-8/11, Sở Du lịch tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên phục vụ tại các sản phẩm du lịch khám phá, mạo hiểm ở xã Kim Thủy và Ngân Thủy (Lệ Thủy).