Dự kiến trình Bộ Chính trị dự án đường sắt tốc độ cao trong tháng 9

  • 07:25 | Thứ Năm, 11/08/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 10/8, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến trong tháng 9 tới, Bộ sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao bắc-nam.
Tàu cao tốc Shinkansen. (Ảnh minh họa)
Tàu cao tốc Shinkansen. (Ảnh minh họa)
Công trình có tổng mức đầu tư toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD (dự kiến); gồm chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD; xây dựng 31,58 tỷ USD, thiết bị 15 tỷ USD; quản lý dự án, tư vấn,… 5,82 tỷ USD; chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD. Dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam sẽ là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
 
Dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, điểm đầu dự án tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh).
 
Để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, Bộ Giao thông vận tải đưa ra phương án phân kỳ đầu tư.
 
Cụ thể, giai đoạn 1 đầu tư hai đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP Hồ Chí Minh dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỷ USD, trong đó chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020-2026, thi công giai đoạn 2027-2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.
 
Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh-Nha Trang nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỷ USD, trong đó khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh-Đà Nẵng; khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng-Nha Trang
 
Từ năm 2005 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai nhiều nghiên cứu, năm 2009 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2010.
 
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Quá trình nghiên cứu, Bộ cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành liên quan, cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học; đã thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua.
 
Trước đó, vào đầu tháng 11/2021, tại buổi công bố quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, quy hoạch đường sắt đã xác định, từ nay đến năm 2030 sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên của dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam là Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông vận tải sẽ tích cực tham mưu để Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ này. Riêng nhiệm kỳ tới tập trung lập dự án, giải phóng mặt bằng..., mục tiêu có thể khởi công một số gói thầu của 2 đoạn ưu tiên trong các năm 2028-2029.
 
Đề cập vấn đề nguồn vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, sẽ cố gắng tham mưu để bố trí cho ngành đường sắt 240 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030. Số vốn còn lại sẽ bố trí sang các giai đoạn tiếp theo đến khi hoàn chỉnh hệ thống đường sắt, đồng thời đề xuất Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch.
Theo Quang Hưng (NDO)

tin liên quan

Gian nan giữ rừng phòng hộ

(QBĐT) - Diện tích rừng tự nhiên nhiều, trữ lượng gỗ lớn, lực lượng bảo vệ mỏng, chế độ đãi ngộ thấp, hàng chục công nhân nghỉ việc do thiếu nguồn kinh phí trả lương… là thực trạng chung của nhiều ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh. 

Cơ hội nào từ famtrip?

(QBĐT) - Ngay thời điểm du lịch bước vào mùa cao điểm, một chương trình khảo sát điểm đến du lịch Quảng Bình (famtrip) do Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức cho các đơn vị lữ hành lớn, chuyên gia du lịch được đánh giá là "cơ hội vàng" để doanh nghiệp (DN) du lịch Quảng Bình kết nối, quảng bá sản phẩm. Không chỉ bây giờ, mà với người làm du lịch, famtrip từ lâu được coi là hình thức du lịch đầy tính thâm nhập thực tế, mang đến cơ hội cho đoàn tham quan và cả địa điểm đón đoàn.

Điện lực Lệ Thủy: 128 khách hàng phản ánh sản lượng điện tăng cao

(QBĐT) - Ông Phạm Ngọc Hoài, Giám đốc Điện lực Lệ Thủy cho biết: Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện có hàng trăm khách hàng sử dụng điện phản ánh tình trạng sử dụng điện tăng cao. Trước thực trạng đó, đơn vị đã cử lực lượng đến kiểm tra, giải thích và khắc phục giúp khách hàng…