Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

  • 07:16 | Thứ Tư, 01/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 diễn ra tại TP. Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh vào ngày 1/11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Vậy tỉnh Quảng Bình đã thực hiện cam kết này như thế nào, phóng viên (PV) Báo Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT).
 
PV: Thưa ông, tại Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH trong khuôn khổ COP26, Việt Nam đã cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Để tích cực hưởng ứng cam kết này, tỉnh Quảng Bình đã làm gì trong năm 2022 và thời gian tới?
 
Tỉnh Quảng Bình chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực năng lượng tái tạo, từ đó vừa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vừa tích cực thực hiện cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Ông Phạm Văn Lương: Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt khi ứng phó BĐKH toàn cầu bước sang giai đoạn mới với việc các bên bắt đầu thực hiện Thỏa thuận Paris. Đóng góp về giảm phát thải nhà kính được cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Việt Nam đã hoàn thành NDC cập nhật và đã gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp quốc về BĐKH.
 
Tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ thì mỗi năm có thể thu về hàng trăm triệu USD. Quan trọng hơn, phía sau những trị số đó, nếu biết khai thác hiệu quả sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng. Nhất là khi Quảng Bình đang xếp thứ 2 toàn quốc về độ che phủ rừng và rất có tiềm năng để tiếp tục phát triển rừng giai đoạn đến năm 2050.
 
Vì vậy, Quảng Bình sẵn sàng và có phương án điều hành chuyển đổi năng lượng đáp ứng được cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Theo đó, hệ thống điện trên địa bàn được chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng xanh, sạch. Lựa chọn trong phát triển điện lực của Việt Nam khi có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để hướng tới mục tiêu giảm phát thải chung của toàn thế giới, cụ thể thực hiện Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) và thực hiện chuyển đổi dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 sử dụng công nghệ đốt than sang nhiệt điện khí phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Các nhà máy điện gió thuộc Cụm trang trại điện gió B&T dự kiến sản xuất khoảng 648 triệu kWh/năm và giảm phát thải khí CO2 là 581.300 tấn/năm.
Các nhà máy điện gió thuộc Cụm trang trại điện gió B&T dự kiến sản xuất khoảng 648 triệu kWh/năm và giảm phát thải khí CO2 là 581.300 tấn/năm.
PV: Là ngành chủ trì trong xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH của địa phương, xin ông cho biết trong thời gian qua, Sở TN-MT đã triển khai những nhiệm vụ cụ thể nào?
 
Ông Phạm Văn Lương: Bên cạnh công tác tham mưu cho tỉnh để công bố Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Quảng Bình; báo cáo đánh giá khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của địa phương, Sở TN-MT đã tham mưu UBND tỉnh triển khai Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH cấp quốc gia và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ứng phó với BĐKH.
 
Sở TN-MT đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện mô hình thí điểm Thích ứng dựa vào hệ sinh thái “Trồng rừng phòng hộ ven biển kết hợp phát triển sinh kế ngắn hạn cho cộng đồng thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” với diện tích phủ xanh 10ha, trong đó có 5ha rừng phi lao, 5ha rừng keo lá tràm với 30 hộ dân được hỗ trợ sinh kế.
 
Năm 2019, Quảng Bình được GIZ thông qua Bộ TN-MT thực hiện Dự án "Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris" (Dự án VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức; nhiệm vụ Dự án triển khai ở tỉnh Quảng Bình "Lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào các hệ sinh thái ở thành phố Đồng Hới".
 
Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, hiện nay, sở TN-MT đang phối hợp với GIZtriển khai thực hiện các hoạt động dựa vào hệ sinh thái và quản lý rủi ro khí hậu đô thị ở TP. Đồng Hới, gồm các nhiệm vụ: (1) Triển khai thí điểm mô hình biện pháp thích ứng Khu vực giữ nước tại công viên Cầu Rào đoạn từ cầu Rào đường Trần Hưng Đạo đến cầu đường Trần Quang Khải, TP. Đồng Hới; (2) Triển khai thí điểm biện pháp mảng xanh đứng cho tòa nhà Ban Quản lý dịch vụ công ích TP Đồng Hới; (3)Triển khai biện pháp thí điểm mô hình Thoát nước đô thị bền vững (SUDS) tại tỉnh Quảng Bình.
 
Ngày 19 và 20/5/2022, Sở TN-MT đã phối hợp với GIZ tổ chức khóa tập huấn Thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA) và đánh giá rủi ro khí hậu trong đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị cho các cán bộ kỹ thuật thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Khóa tập huấn đã thành công tốt đẹp, đạt mục đích đề ra là cung cấp các thông tin, kiến thức và phương pháp tiếp cận về thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) khu vực đô thị; cung cấp kiến thức, phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro khí hậu đối với hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị cho đội ngũ cán bộ các sở, ban, ngành. Tiếp sau khóa tập huấn này, Sở TN-MT Quảng Bình tiếp tục phối hợp với GIZ tổ chức tiếp các lớp tập huấn cho đối tượng là lãnh đạo cấp tỉnh và cán bộ kỹ thuật của các huyện, thị xã, thành phố.
 
Bên cạnh đó, trong báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở TN-MT đã tích hợp các nguy cơ, tác động của thiên tai, BĐKH; phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trên địa bàn dựa trên bản Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Quảng Bình; báo cáo đánh giá khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH của địa phương và kịch bản BĐKH năm 2020 của Việt Nam.
 
Đồng thời, để có cơ sở khoa học trong việc tính toán, kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực LULUCF (Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) trên địa bản tỉnh, Sở TN-MT cũng đang triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2022 “Nghiên cứu xây dựng công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại cho lớp phủ Quảng Bình”.
 
Kết quả của đề tài trên sẽ là bộ công cụ giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trong lĩnh vực LULUCF trên cơ sở phân loại cho lớp phủ tỉnh Quảng Bình sử dụng công nghệ viễn thám và học máy; đồng thời là quy trình công nghệ và hướng dẫn sử dụng kỹ thuật để phân loại lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính lĩnh vực LULUCF nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tăng trưởng GDPR của tỉnh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
 
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
 
A.Tuấn (thực hiện)

tin liên quan

Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải-Tiểu dự án TP. Đồng Hới

(QBĐT) - Ngày 27/5, HĐND tỉnh đã ký ban hành Nghị quyết số 54/NQ-HĐND về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Nghị quyết về bổ sung, điều chỉnh danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

(QBĐT) - Ngày 27/5, HĐND tỉnh đã ký ban hành Nghị quyết số 61/NQ-HĐND về bổ sung, điều chỉnh danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Đồng thuận cao vì lợi ích chung của tỉnh

(QBĐT) - Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 tỉnh Quảng Bình- dự án trọng điểm có tính chất hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong giai đoạn mới đang được triển khai quyết liệt, với quyết tâm của tỉnh là hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đề ra.