TX. Ba Đồn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn

  • 16:11 | Thứ Hai, 09/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Những năm gần đây, TX. Ba Đồn luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn (TTCN và NNNT), góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
 
Làng nghề nón lá xã Quảng Hải (TX. Ba Đồn) hiện có gần 500 hộ gia đình tham gia với gần 1.200 lao động, doanh thu hàng năm từ nón lá đạt 6 tỷ đồng. Ông Nguyễn Minh Hới, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hải cho biết, làm nón lá tuy là nghề phụ nhưng lại cho thu nhập ổn định. Không cần đầu tư quá nhiều vốn, nghề nón lại được làm khi nông nhàn nên nhiều người dân trong xã tham gia rất nhiệt tình.
 
Để khuyến khích người dân tiếp tục đầu tư duy trì và phát triển nghề làm nón truyền thống, xã đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành để mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.
 
Tại xã Quảng Sơn, để nâng cao hiệu quả những sản phẩm được đan từ cây bèo lục bình, nhiều hộ dân đã tích cực học hỏi, sáng tạo, đổi mới kiểu dáng các sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các sản phẩm làm ra từ bèo lục bình, như: Túi xách, khay đựng hoa quả, chậu hoa, giỏ quà… ngày càng được người dân ưa chuộng vì có độ bền cao, kiểu dáng đẹp và đặc biệt là rất thân thiện với môi trường.
Đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Chị Phạm Thị Hoa, thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn cho biết, từ khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ tạo điều kiện cho đi tập huấn, học nghề đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bèo lục bình, gia đình đã có thêm nguồn thu nhập. Mỗi ngày, chị có thể làm được từ 5-7 sản phẩm tùy kích thước và mẫu mã. Những sản phẩm làm ra đều được các đại lý thu mua đặt trước nên không phải lo đầu ra. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, chị có thêm 3-4 triệu đồng.
 
Theo thống kê, trên địa bàn TX. Ba Đồn hiện có hơn 5.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN và NNNT, thu hút hơn 11.000 lao động địa phương, chiếm tỷ lệ cao trong thành phần lao động xã hội. Ngoài các ngành nghề truyền thống, TX. Ba Đồn cũng đã mở rộng các nghề mới như mộc mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, sản xuất gạch không nung… Việc phát triển TTCN và NNNT đã giúp địa bàn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
 
Tính riêng 3 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất TTCN và NNNT trên địa bàn thị xã đạt hơn 287 tỷ đồng, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước. Để phát triển và giữ gìn các nghề truyền thống của địa phương, thị xã đã phối hợp mở nhiều lớp học nghề cho lao động, bảo đảm sau khi học xong, các lao động đều có việc làm với mức thu nhập bình quân từ 2,5-3,5 triệu đồng/tháng.
 
Ông Đoàn Minh Thọ, Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn cho biết, thời gian tới, thị xã sẽ chỉ đạo các đơn vị, địa phương duy trì, mở rộng sản xuất tại các cơ sở sản xuất TTCN và NNNT, đồng thời phát triển nhiều nghề mới phù hợp với lợi thế của từng địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, thị xã cũng đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất TTCN, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm của địa phương.
 
X.P

tin liên quan

Đường sắt tăng cường các đôi tàu đến điểm du lịch Quảng Bình trong tháng 5

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách đi Quảng Bình, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tăng cường chạy thêm nhiều đôi tàu chặng Hà Nội - Đồng Hới trong tháng 5.

Hơn 6.200ha lúa đông-xuân đã được thu hoạch

(QBĐT) - Ngày 9/5, thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (PTNT) cho biết, vụ đông-xuân 2021-2022 toàn tỉnh gieo cấy 29.430ha lúa. Hiện lúa đông-xuân đang trong giai đoạn chín-thu hoạch. 

Nông dân Quảng Trạch phát triển kinh tế vùng gò đồi

(QBĐT) - Những năm qua, nhiều hội viên nông dân huyện Quảng Trạch đã tận dụng lợi thế tự nhiên, mạnh dạn đầu tư nguồn vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình kinh tế vườn đồi mang lại thu nhập ổn định.