.

Hiệu quả đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"

.
11:04, Thứ Tư, 04/08/2021 (GMT+7)
(QBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, năm 2009, Sở Y tế đã triển khai đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế. Đến nay, với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, tỷ lệ sử dụng thuốc Việt Nam tại các bệnh viện trên toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể, người tiêu dùng đã tin dùng thuốc nội.
 
Thực hiện đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam'' trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.
 
Từ đó, góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng; thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc phòng bệnh, chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
 
Qua 12 năm triển khai đề án, theo Sở Y tế, đến nay, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các bệnh viện tỉnh đạt 76%, người tiêu dùng đã có xu hướng tin dùng thuốc nội.
 
Để có được kết quả đó, Sở Y tế đã có nhiều giải pháp thiết thực trong việc thực hiện triển khai đề án. Trong đó, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện đúng quy trình khám chữa bệnh, kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đặc biệt, tăng cường ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước.
 
Đồng thời, sở chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị nghiên cứu, lựa chọn mua, sử dụng thuốc sản xuất trong nước tăng từ 5 -10% so với năm trước; khuyến khích bác sỹ khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước.
 
Đối với người bán thuốc, hàng năm, sở đã tổ chức từ 2-4 lớp tập huấn cập nhật kiến thức về dược cho các cơ sở, cá nhân kinh doanh thuốc trên địa bàn. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người bán thuốc trong việc tư vấn về chất lượng, giá cả thuốc sản xuất trong nước cho người bệnh, góp phần thay đổi thói quen chuộng thuốc ngoại, tin tưởng sử dụng thuốc sản xuất trong nước của người dân.
 
Ngoài ra, sở cũng đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong tỉnh đầu tư máy móc, công nghệ mới, không ngừng cải tiến mẫu mã, phát triển hệ thống lưu thông, phân phối sản phẩm thuốc sản xuất trong nước để có thể cạnh tranh với thuốc nhập khẩu và thuyết phục việc sử dụng của người dân; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, sản phẩm an toàn.
 
Đặc biệt, đơn vị còn tham gia phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
 Để thuốc nội chiếm lĩnh được thị trường trong nước, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để thuốc nội chiếm lĩnh được thị trường trong nước, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện đề án vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Trong đó, việc sử dụng thuốc của người dân ngoài các cơ sở y tế vẫn là điều đáng quan tâm, bởi thực tế tại các đại lý, nhà thuốc tư nhân, thuốc ngoại vẫn được bày bán nhiều, nhiều người tiêu dùng vẫn còn suy nghĩ “thuốc ngoại tốt hơn thuốc nội”.
 
Cầm đơn thuốc đến một nhà thuốc trước cổng Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, anh Phan Thanh Hải (ở huyện Tuyên Hóa) bị bệnh nấm lưỡi được nhân viên nhà thuốc cho biết nếu dùng thuốc ngoại thì hết 800.000 đồng, còn dùng thuốc nội thì chỉ 300.000 đồng. Dù giá tiền thuốc ngoại cao hơn nhiều nhưng theo anh Hải thì "thà dùng thuốc ngoại đắt tiền mà nhanh khỏi bệnh còn hơn...".
 
Dược sĩ Đặng Thị Ban, nhân viên nhà thuốc Minh Phát (ở phường Nam Lý, TP. Đồng Hới) cho biết, nhà thuốc vẫn bày bán lượng thuốc nội và thuốc ngoại tương đương nhau. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình có điều kiện khi cầm đơn thuốc ra thường hỏi thuốc ngoại, mặc dù có nhiều loại thuốc được nhà thuốc tư vấn là thành phần và hiệu quả sử dụng của thuốc nội và thuốc ngoại ngang nhau, giá cả thuốc nội rẻ hơn nhiều. Chỉ những bệnh nhân phải duy trì thuốc hàng ngày, như: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…mới chọn thuốc nội.
 
Mặt khác, một số phòng khám tư nhân sẽ phải cạnh tranh với nhau về chất lượng dịch vụ và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh nên việc chạy theo xu hướng dùng thuốc ngoại là không thể tránh khỏi.
 
Ngoài ra, tại một số đại lý, nhà thuốc tư nhân, khi bán thuốc, nhân viên tư vấn vẫn còn chú trọng thuốc ngoại hơn thuốc nội; giá thành thuốc nội quá rẻ cũng gây nghi ngờ về chất lượng cho người tiêu dùng…, gây khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tin dùng thuốc nội.
 
Bà Diệp Thị Minh Quyết, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Để thuốc Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường trong nước, tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, điều quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại, bảo đảm việc sản xuất thuốc một cách nghiêm ngặt và mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất; giá cả phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam".
 
"Thời gian tới, để thúc đẩy việc ưu tiên sử dụng thuốc Việt, Sở Y tế sẽ tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho bác sĩ kê đơn thuốc, các chủ đại lý, nhà thuốc trong việc cung cấp, bày bán các mặt hàng thuốc nội; tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát, xử phạt nặng các loại thuốc ngoại nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ… nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của đề án", bà Diệp Thị Minh Quyết, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm.
 
Thanh Hoa
 
 
 
 
,
  • Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong mùa dịch Covid-19

    (QBĐT) - Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số (ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking, Ipay...) nhằm thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội…hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng. Đây được xem là một giải pháp tiện ích và hợp lý nhất là trong thời điểm cả nước đang đối mặt với dịch bệnh Covid-19.

    04/08/2021
    .
  • Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

    Ngày 3-8, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 205/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về dự thảo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

    04/08/2021
    .
  • Cựu chiến binh huyện Bố Trạch: Vươn lên trên mặt trận phát triển kinh tế

    (QBĐT) - Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng cống hiến tuổi xuân, sức trẻ cho độc lập dân tộc, các thế hệ cựu chiến binh (CCB) Bố Trạch hôm nay vẫn luôn giữ vững bản lĩnh người lính Cụ Hồ trên mặt trận phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cuộc sống mới ấm no, giàu đẹp.

    03/08/2021
    .
  • Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

    (QBĐT) - Với ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám làm, nông dân Nguyễn Văn Quang ở thôn Cao Cảnh, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa đã cải tạo hơn 15ha đất rừng, biến vùng đất hoang trở thành một trang trại tổng hợp xanh tươi, trù phú với nhiều cây, con giá trị kinh tế cao.

    03/08/2021
    .
  • Công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông 10.000 tỷ đồng cho người dùng

    Chiều 2-8 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV đã công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ sẽ được triển khai từ ngày 5-8, kéo dài trong 3 tháng.

    02/08/2021
    .
  • Đẩy mạnh tiêm vaccine, gỡ vướng lưu thông hàng hóa để tăng trưởng

    Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, các chỉ số sản xuất công nghiệp, hoạt động đầu tư, thương mại, vận tải và du lịch... trong tháng 7-2021 đều giảm do COVID-19 bùng phát kéo dài. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, kiểm soát dịch; tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa sẽ giúp Việt Nam phục hồi đà tăng trưởng.

    02/08/2021
    .
  • Nông nghiệp, nông dân, nông thôn chuyển mình nhờ... Nghị quyết

    (QBĐT) - Đó là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TW). Thực hiện nghị quyết, nền nông nghiệp của huyện Lệ Thủy đã từng bước được hiện đại hóa, nhiều nông dân giàu lên nhờ sản xuất, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

    02/08/2021
    .
  • Bổ sung hơn 5.100 tỷ đồng mua vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch

    Ngày 1-8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành Quyết định 1376/QĐ-TTg bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

    02/08/2021
    .