.

Xã Đức Hóa: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

.
08:41, Thứ Hai, 12/11/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Những năm qua, xã Đức Hóa (Tuyên Hóa) luôn tập trung tìm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong đó, chính quyền và người dân xã Đức Hóa xác định công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa là chủ lực.

Xã Đức Hóa có 7 thôn với 5.907 nhân khẩu, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Mô hình nuôi bò lai Sind đem lại nhu nhập khá cho người dân xã Đức Hóa (Tuyên Hóa).
Mô hình nuôi bò lai Sind đem lại nhu nhập khá cho người dân xã Đức Hóa (Tuyên Hóa).

Năm 2018, không chỉ những cây trồng lâu năm, như: lúa, ngô, đậu, cho năng suất cao mà những mô hình mới, như: lạc phủ kín nilon L20, khoai lang chất lượng cao, cũng đạt năng suất tốt, đem lại thu nhập khá cho người dân xã Đức Hóa. Để chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện tại, tổng đàn gia súc ở Đức Hóa là 3.066 con, trong đó có 576 con trâu, 1.080 con bò, 1.355 con lợn, 73 con dê và 21.072 con gia cầm các loại. Với hình thức chăn nuôi mang tính hàng hóa, chăn nuôi gia súc đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ dân, rất nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò lai số lượng lớn, đem lại hiệu quả cao.

Anh Phạm Ngọc Thuận, thôn Đức Phú 1 cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi bò lai Sind từ vài năm trở lại đây. So với bò thường thì nuôi bò lai đem lại hiệu quả cao hơn, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí, gia đình anh chỉ tập trung vào công chăm sóc “lấy công làm lãi”.

Từ khi bắt tay vào chăn nuôi cho đến nay, thu nhập của gia đình anh đã dần ổn định và có điều kiện để con cái học hành. Để người dân yên tâm đầu tư vào các mô hình chăn nuôi, xã Đức Hóa đã thường xuyên tổ chức hướng dẫn bà con cách chăm sóc và phòng trách bệnh cho đàn gia súc. Nhờ đó, số lượng gia súc đều phát triển tốt về chất lượng cũng như số lượng. Nhờ sự cần cù, chịu khó nên không chỉ có gia đình anh Thuận mà rất nhiều hộ dân khác đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhận thấy mô hình trồng dâu nuôi tằm phù hợp với đất đai thổ nhưỡng ở địa phương, rất nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đức Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Bà Đào Thị Thuyên, ở thôn Phúc Tùng cho biết, tuy là nghề phụ nhưng thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với trồng các loại cây ngắn ngày, như: ngô, đậu, trong khi chi phí sản xuất cho nghề này lại thấp, vốn đầu tư ban đầu không cao.

Thêm vào đó, tằm dễ nuôi, nhanh có lợi nhuận, tuy lợi nhuận thu vào một lần không cao, nhưng cho sản phẩm thu thường xuyên, liên tục trong năm. Một năm, gia đình bà Thuyên chỉ nuôi được 3-4 lứa tằm nhưng thu nhập cũng được gần 15 triệu đồng.

Ông Võ Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết, thôn Phúc Tùng có 110 hộ tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm với thu nhập bình quân từ 20-30 triệu/năm. Hiện nay, xã đã có chủ trương phát triển cây dâu tại những diện tích cây trồng kém hiệu quả. Cây dâu là loại cây dễ trồng, sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất.

Mặt khác, cây dâu có thể trồng xen với các loại cây ngắn ngày, như: lạc, đỗ tương, vừa tiện chăm sóc, vừa góp phần đầu tư, cải tạo đất. Trong thời gian tới, xã Đức Hóa sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, đồng thời nhân rộng thêm các mô hình kinh tế hiệu quả từ nghề này để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu.

Cùng với công tác phát triển chăn nuôi, trồng rừng cũng được đánh giá là một bước tiến mới hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Đức Hóa. Bên cạnh tuyên truyền vận động người dân tham gia trồng rừng, chính quyền xã Đức Hóa còn tranh thủ mọi nguồn lực để vận động sự hỗ trợ từ các dự án trồng rừng cộng đồng nhằm hỗ trợ giống và khoa học kỹ thuật cho bà con.

Đến thời điểm này, toàn xã đã trồng được 596 ha, trong đó có 147, 5 ha đang trong quá trình khai thác để trồng mới. Nhận thấy cây keo phù hợp với điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng và vốn là cây trồng không cần nhiều sự chăm sóc, nhưng lại có giá trị kinh tế cao, rất nhiều hộ dân lựa chọn keo là cây trồng chủ lực.

Gia đình anh Đoàn Xuân Niệu, thôn Đồng Lâm là một trong những hộ trồng rừng nhiều trên địa bàn xã với hơn 13 hecta và chủ yếu là trồng keo. Mỗi năm, gia đình anh Niệu thu nhập từ trồng rừng 200-300 triệu đồng.

Nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả đang được UBND xã Đức Hóa chuyển sang trồng dâu nuôi tằm.
Nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả đang được UBND xã Đức Hóa chuyển sang trồng dâu nuôi tằm.

Cùng với trồng rừng, gia đình anh Niệu còn làm dịch vụ thu mua keo tràm của người dân trong vùng, tạo công ăn việc làm cho 20-30 lao động trên địa bàn. Không chỉ có gia đình anh Niệu mà còn rất nhiều hộ dân khác ở xã Đức Hóa thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ trồng rừng. Điển hình, như: gia đình ông Đoàn Xuân Tuyền, Võ Văn Hạnh…

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy những lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Đức Hóa ngày càng được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,16% (giảm hơn 7% so với năm 2017). Đến nay, xã Đức Hóa đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Các tiêu chí còn lại sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới. “Phát huy những kết quả đạt được, địa phương tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển kinh tế thông qua các hội, đoàn thể liên kết với các ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế ở địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển”, ông Võ Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Đức Hóa khẳng định.

L.Chi
 

,
  • Ông Lê "chuyển đổi"

    (QBĐT) - Về thôn Bình An, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, hỏi đến cựu chiến binh (CCB) Trương Minh Lê, hầu như ai cũng biết và đều nhắc đến biệt danh "ông Lê chuyển đổi" hoặc "ông Lê chủ nhiệm", "ông Lê giám đốc"...

    12/11/2018
    .
  • ALCII phá sản không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Agribank

    Ngày 11-11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ra thông cáo báo chí trước tin đồn thất thiệt về việc Agribank phá sản sau khi có thông tin liên quan vụ việc của công ty Cho thuê tài chính II (ALCII).

    12/11/2018
    .
  • Ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,55% trong giai đoạn 2013-2017

    Sau 5 năm thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững," sức sản xuất trong nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đưa ngành trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế cả nước.

    11/11/2018
    .
  • Thị xã Ba Đồn: Phát triển 5 chuỗi sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao

    (QBĐT) - Ngày 9-11, UBND thị xã Ba Đồn tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất hiệu quả và thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm" năm 2018; triển khai nhiệm vụ năm 2019.

    10/11/2018
    .
  • Đầu tư 37 tỷ đồng xây dựng mô hình sản xuất kính cường lực

    (QBĐT) - Thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2018 của Bộ Công thương, chiều 9-11, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Quang Hùng Phát tổ chức xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất kính cường lực.

    10/11/2018
    .
  • Quảng Trạch: Lãng phí tài nguyên từ các "dự án treo"

    (QBĐT) - Những năm qua, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh để nhận mặt bằng, xây dựng một số hạng mục công trình, hoặc đầu tư dàn trải rồi bỏ hoang, làm lãng phí tài nguyên đất đai, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

    10/11/2018
    .
  • Lệ Thủy: Doanh thu của các HTX đạt 76,5 tỷ đồng

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Lệ Thủy có 3 HTX thành lập mới, nâng tổng số HTX lên 64 HTX; doanh thu đạt 76,5 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

    10/11/2018
    .
  • Thủ tướng định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025.

    09/11/2018
    .