.

Thủ tướng định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

.
10:31, Thứ Sáu, 09/11/2018 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025.

(Ảnh minh họa: Quang Duy/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Quang Duy/TTXVN)

Giai đoạn 2018-2020 tập trung xử lý các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được ký kết; tiếp tục lựa chọn và chuẩn bị các dự án đầu tư công tốt (dựa trên hiệu quả kinh tế-xã hội, tài chính), sẽ giải ngân sau 2020 để đảm bảo sự liên tục, không bị sụt giảm đột ngột vốn đầu tư phát triển giai đoạn sau 2020.

Đảm bảo không vượt trần bội chi ngân sách

Tuy nhiên cần phải sàng lọc, lựa chọn các dự án tốt, hiệu quả để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đồng thời đảm bảo không vượt trần bội chi ngân sách và các chỉ tiêu an toàn nợ công do Quốc hội phê duyệt.

Tập trung sử dụng vốn vay vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa rộng, có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, miền và cần thẩm định, đánh giá dự án một cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài.

Chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công trong nước chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có động lực để đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý giá nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác như cảng sông, cảng biển… Khuyến khích tư nhân tham gia cùng nhà nước đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu áp dụng cơ chế để doanh nghiệp vay nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác không cần bảo lãnh của Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu.

Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Ưu tiên sử dụng ODA để xóa đói giảm nghèo

Nguyên tắc sử dụng viện trợ không hoàn lại, ưu tiên sử dụng để xóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao kiến thức và công nghệ; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay.

Vốn vay ODA, ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền.

Vốn vay ưu đãi, ưu tiên sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ; các dự án vay về để cho vay lại.

Đối với một số chương trình, dự án quan trọng cần ưu tiên và không có khả năng tạo nguồn thu để trả nợ hoặc thuộc diện cấp phát khác, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng vốn vay ưu đãi đối với từng trường hợp cụ thể.

Giai đoạn 2021-2025, sử dụng vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Cần có quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch thông qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn dự án theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo…), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp…), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng.

Theo TTXVN/Vietnam+

,
  • Bố Trạch: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm

    (QBĐT) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, thời gian qua, thông qua các chương trình, dự án, huyện Bố Trạch đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư, giúp người nông dân trên địa bàn nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, xây dựng thương hiệu sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị.

    09/11/2018
    .
  • Cần giải pháp đồng bộ để phát triển hệ thống chợ trung tâm

    (QBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh và các nguồn vốn xã hội hoá…, cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ nói chung, chợ trung tâm, đầu mối nói riêng đã từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

    09/11/2018
    .
  • TX.Ba Đồn: Sản lượng thủy sản đạt gần 11.500 tấn

    (QBĐT) - Trong 10 tháng năm 2018, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân trên địa bàn thị xã Ba Đồn đã tích cực bám biển khai thác thủy, hải sản và đẩy mạnh sản xuất, nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngọt…

    08/11/2018
    .
  • Quảng Trạch: Gần 15 tỷ đồng đầu tư cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp

    (QBĐT) - Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững, huyện Quảng Trạch đang tập trung chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị.

    08/11/2018
    .
  • Hướng đến xây dựng đô thị Đồng Hới văn minh hiện đại

    (QBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Đồng Hới lần thứ XX, Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng Chương trình hành động về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2016-2020.

    08/11/2018
    .
  • Bố Trạch: Trồng được 1.075ha rừng

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Bố Trạch có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan chức năng đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức và người dân trong phát triển, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

    07/11/2018
    .
  • Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt từ 30-40% dung tích thiết kế

    (QBĐT) - Theo tổng hợp của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình, từ đầu năm đến nay tổng lượng mưa ở các trạm trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 60% tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN), riêng tháng 10-2018 mới chỉ đạt 36% so với TBNN.

    07/11/2018
    .
  • Từ 1-12, đưa vào thử nghiệm tour du lịch khám phá văn hóa cộng đồng người Vân Kiều

    (QBĐT) - Ngày 6-11, UBND tỉnh đã có Công văn số 1874/UBND-KGVX cho phép Công ty TNHH NETIN khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch "Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy" kể từ ngày 1-12-2018 đến 31-5-2019.

    07/11/2018
    .