.

Tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất năm 2018-2019

.
21:03, Thứ Ba, 06/11/2018 (GMT+7)

Ngày 5-11, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất năm 2018-2019. Nội dung Chỉ thị cụ thể như sau:

Theo tổng hợp của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình từ đầu năm đến nay tổng lượng mưa ở các trạm chỉ đạt 60% tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN), riêng tháng 10 mới chỉ đạt 36% so với TBNN.

Hiện tại, dung tích nước của các hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt từ 30% -40% dung tích thiết kế,thậm chí có hồ rất thấp, dưới 20% dung tích thiết kế như hồ Vực Sanh 18%, Đồng Ran 19%, Thác Chuối 19,72%... thấp hơn nhiều so với TBNN, một số hồ chứa nhỏ hiện đang ở mực nước chết.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, tình hình thời tiết từ tháng 11 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019,tổng lượng mưa tại Quảng Bình chỉ đạt xấp xỉ so với TBNN, trong khi đó nhiệt độ trung bình các tháng lại bằng và cao hơn TBNN nên khả năng sẽ gây hạn hán trên diện rộng, có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sốngnhân dân.

Để chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; thực hiện Chỉ thị số 8382/CT-BNN-TCTL ngày 26-10-2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp thuỷ lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019; Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi,UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương thực hiệnmột số nội dung sau:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, các ao đầm tự nhiên để xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời triển khai các giải pháp phòng chống phù hợp; bố trí cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình để vận hành tích nước các hồ chứa phù hợp, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập và hạ du.

- Tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ, thực hiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nướcđể đảm bảo nước phục vụ dân sinh và sản xuất cho cả năm 2019. Cụ thể:

+ Đối với các hồ chứa thuỷ lợi: Lập kế hoạch tích nước hợp lý vừa đảm bảo an toàn công trình vừa tích nước tối đa. Quản lý chặt chẽ nguồn nước,duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi, chống rò rỉ, giảm thiểu thất thoát nước; lập kế hoạch dùng nước, lịch tưới, mức tưới của từng đợt theo các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng;

+ Đối với các nguồn nước tự nhiên: Tiến hành đắp chặn các hói lạch nội đồng, củng cố tôn cao bờ ao, hồ tự nhiên để tích nước nhằm khai thác tối đa nguồn nước trong khe suối, ao đầm tự nhiên phục vụ tưới đầu vụ Đông Xuân, dành nướccác hồ thủy lợi để phòng, chống hạn cuối vụ và dành nước cho vụ Hè Thu;

+ Đối với nguồn nước mưa: Khẩn trương tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ làm đất,cày ải đồng thời tu sửa, tôn cao bờ vùng, bờ thửa để lưu giữ lượng nước mưa trên mặt ruộng,đảm bảo đợt tưới đầu vụ chỉ sử dụng nước trên mặt ruộng, hạn chế tối đa nước từ các công trình thuỷ lợi và ao hồ.

2. UBND các huyện thành phố, thị xã

- Trên cơ sở tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, chủ động xây dựng, triển khaingay phương án tích nước các hồ chứa thủy lợi do địa phương quảnlý. Tổ chức phát động phong trào “Toàn dân làm thuỷ lợi” để tôn cao bờ vùng, bờ thửa, đắp chặn các kênh rạch nội đồng, ao hồ tự nhiên để trữ nước; nạo vét, đắp bịt các lỗ rò rỉ kênh mương.

- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi cân đối các nguồn nước tưới hiện có để xây dựng kế hoạch sản xuấtbảo đảm năng suất lúa vụ Đông Xuân, có tính đến vụ Hè Thu, xây dựng phương án chuyển đổi cây trồng, giống lúa ngắn ngày trên những diện tích thiếu nước sản xuất lúa cho vụ Đông Xuân. Đối với những diện tích đủ nước tưới vụ Đông Xuân nhưng sản xuất lúa kém hiệu quả cũng nên chuyển đổi sản xuất 2 vụ màu để dành nước cho vụ Hè Thu.

- Tổ chức quán triệt và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện hiệu quả phương án chống hạn và chuyển đổi cây trồng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương.

- Xây dựng phương án tích, trữ nước, chống hạn, chuyển đổi cây trồng và dự trù kinh phí gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/11/2018 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình, UBND các huyện, thành phố, thị xã (thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở) tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân có ý thức về tình hình hạn hán có khả năng lớn xảy ra ngay trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019, chủ động thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất cũng như sinh hoạt.

-Chỉ đạo các địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi kiểm tra, rà soát, xác định diện tưới đảm bảo ăn chắc vụ Đông Xuân có tính đến vụ Hè Thu của từng công trình thuỷ lợi, từng xứ đồngđể xây dựng phương án chuyển đổi cây trồng cụ thể.

- Tổng hợp kế hoạch tích,trữ nước và chuyển đổi cây trồngbáo cáo UBND tỉnh trước ngày 20-11-2018.Tổng hợp, xây dựng kế hoạch, kinh phí chống hạn gửi Sở Tài chính thẩm định đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ đồng thờitham mưu UBND tỉnh văn bản báo cáo đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí và giống cây trồng vật nuôi phục vụ chống hạn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốccác địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi trong việc tích, trữ nước chống hạn và công tác chuyển đổi kịp thời, hiệu quả.

4. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi

- Tiếp tục thực hiện công tác tích nước nhưng phải đảm bảo an toàn công trình, an toàn hồ đập. Kiểm tra rà soát các ao hồ, đầm nước, luồng lạch tự nhiên để xây dựng phương án tích trữnước,tận dụng tối đa nước tự nhiên nhằm tiết kiệm nước trong hồ.Cân đối các nguồn nước hiện có đểxây dựng kế hoạch tưới, dự kiến khả năng phục vụ tưới thông báo cho các địa phương và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15-11-2018.

- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giao nhận nước tưới đúng theo lịch tưới, sử dụng nước tiết kiệm hợp lý,giảm thất thoát lãng phí nước.

5. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh kịp thời bố trí kinh phí phòng chống hạn hán.

6. Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình

Tổ chức theo dõi diễn biến khí tượng, thuỷ văn, kịp thời cảnh báo cho các địa phương và cơ quan liên quan để có giải pháp ứng phó.

7. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tăng cườngtuyên truyền để người dân có ý thức về tình hình hạn hán khả năng lớn xảy ra ngay trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019, chủ động thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất cũng như sinh hoạt.

Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương thực hiện.

,