.

Bảo đảm phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

.
15:27, Thứ Bảy, 27/10/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, thời gian qua, tỉnh ta đã khai thác và phát huy hiệu quả trong việc đầu tư, phát triển ngành công nghiệp khai thác-chế biến khoáng sản, tạo cơ sở hình thành chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vục này. Tuy nhiên,hoạt động phục hồi môi trường sau khai thác cũng là vấn đề cần quan tâm nhằm bảo đảm sử dụng khoáng sản bền vững.

Theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025, tỉnh ta gồm có 167 khu vực mỏ; trong đó có 56 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng, 23 khu vực mỏ sét gạch ngói, 49 khu vực mỏ cát sỏi làm vật liệu xây dựng, 38 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp và 1 khu vực mỏ titan.

Ngoài ra, căn cứ nhu cầu sử dụng khoáng sản trên địa bàn, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung quy hoạch một số điểm mỏ nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Tính đến nay, tỉnh ta đã phát hiện và đăng ký trên bản đồ 176 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng hóa với 23 loại khoáng sản đã được thống kê. Trong đó, có 45 điểm quặng kim loại, 125 mỏ và điểm quặng khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng, 5 điểm nước khoáng và nước nóng, 1 điểm quặng thuộc nhóm khoáng sản nhiên liệu.

Nhằm bảo đảm khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.
Lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo ông Hoàng Tú, Phó Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2010 đến nay, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp 145 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có 94 giấy phép đang còn hiệu lực, 7 giấy phép chuyển nhượng (còn hiệu lực) và 44 giấy phép đã hết hạn và thu hồi. Công tác giao đất, cho thuê đất hoạt động khai thác khoáng sản cũng được triển khai thực hiện hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, công tác đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khai thác và công tác hậu kiểm phục hồi môi trường cũng luôn được chú trọng thực hiện. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2012 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường cho 70 dự án theo đúng quy định trước khi cấp phép khai thác khoáng sản.

Đồng thời, để thực hiện việc giám sát chặt chẽ công tác cải tạo, phục hồi môi trường , Sở đã chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành.

Sở cũng hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, như: thực hiện ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và thực hiện đóng cửa mỏ sau khi giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện quan trắc môi trường; đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải và quản lý chất thải nguy hại; thực hiện đầy đủ việc áp dụng các biện pháp cũng như xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm hạn chế, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Đến nay, 100% các cơ sở khai thác khoáng sản trước khi đi vào hoạt động đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định.

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong quá trình khai thác, các cơ sở khai thác khoáng sản cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thành thủ tục, hồ sơ cấp phép và tiến hành khai thác đúng vị trí được giao; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và báo cáo định kỳ hoạt động đến Sở trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản.

Các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nộp tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định với tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã nộp là trên 10,8 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình là một trong số các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản titan trên địa bàn tỉnh ta. Trong quá trình khai thác titan, Công ty đã triển khai theo hình thức cuốn chiếu, khai thác đến đâu cải tạo môi trường, trồng cây xanh phục hồi đến đó.

Nhờ vậy, phần lớn diện tích sau khi khai thác titan của đơn vị đã được trồng cây phục hồi môi trường; góp phần hạn chế nạn cát bay, cát lấp gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân và tạo cảnh quan môi trường sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Việc cải tạo, phục hồi môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái tạo môi trường sinh thái. “Theo quy định của Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản phải có trách nhiệm lập phương án cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường để nhà nước bảo đảm nếu doanh nghiệp không thực hiện cải tạo môi trường thì sẽ dùng quỹ mà doanh nghiệp kí để tiến hành công tác cải tạo, phục hồi môi trường.

Đối với những doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị tiến hành khắc phục những tồn tại, hạn chế và báo cáo Sở sau khi hoàn thành phục hồi môi trường để tiến hành kiểm tra, giám sát.

Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm bảo đảm công tác phục hồi môi trường được thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm.

Thanh Hải
 

,
  • Quảng Ninh: Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường

    (QBĐT) - Thời gian qua, huyện Quảng Ninh luôn chú trọng thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

    27/10/2018
    .
  • Nâng cao vai trò các tổ chức tín dụng trong xúc tiến đầu tư

    (QBĐT) - Trong bối cảnh hiện nay, để nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, nguồn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng.

    27/10/2018
    .
  • Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão

    (QBĐT) - Nhằm tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng đột biến trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương đã ban hành kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2018.

    26/10/2018
    .
  • Đồng hành cùng doanh nghiệp đào tạo lao động nghề may

    (QBĐT) - Những năm qua, bằng nguồn vốn khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Một trong những hoạt động mang lại nhiều hiệu quả là chương trình đào tạo nghề may công nghiệp.

    26/10/2018
    .
  • Người phụ nữ vượt khó làm giàu

    (QBĐT) - Mặc dù xuất phát điểm khó khăn, nhưng với sự chăm chỉ, cần cù, chị Nguyễn Thị Kim Anh, ở tổ dân phố 5, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới) đã vượt khó, vươn lên làm giàu. Hiện tại, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình chị cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

    26/10/2018
    .
  • Các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp kinh doanh thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm.

    25/10/2018
    .
  • Lệ Thủy: Diện tích trồng rau các loại đạt trên 1.424ha

    (QBĐT) - Năm nay, diện tích trồng rau của toàn huyện Lệ Thủy đạt trên 1.424 ha, tập trung nhiều tại các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hoa Thủy…

    25/10/2018
    .
  • Làng nghề Cảnh Dương phát huy hiệu quả

    (QBĐT) - Thời gian qua, cùng với việc tập trung phát triển nghề khai thác thủy hải sản, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch còn chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện để người dân phát triển các ngành nghề truyền thống tại khu vực làng nghề, tạo được nhiều việc làm cho con em địa phương.

    25/10/2018
    .