.

Truy xuất nguồn gốc điện tử: Tăng sức cạnh tranh cho thủy sản

.
14:37, Thứ Ba, 04/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, không ít người tiêu dùng và khách du lịch e dè với các sản phẩm thuỷ hải sản trên địa bàn tỉnh. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và khách du lịch về sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, góp phần giúp ngành thủy sản tỉnh từng bước phát triển bền vững...

Bắt đầu từ năm 2017, sản phẩm tôm thẻ chân trắng của Công ty CP Thanh Hương ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh đã có thể truy xuất được nguồn gốc thông qua con “tem” điện tử trên bao bì.

Đây là những nỗ lực của Công ty CP Thanh Hương trong việc cung cấp sản phẩm thủy sản có nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; đồng thời góp phần tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm nuôi trên thị trường.

Sản phẩm tôm thẻ chân trắng của Công ty Cổ phần Thanh Hương (Quảng Ninh) bày bán tại siêu thị Co.op mart được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ tuân thủ VietGAP và truy xuất được nguồn gốc.
Sản phẩm tôm thẻ chân trắng của Công ty Cổ phần Thanh Hương (Quảng Ninh) bày bán tại siêu thị Co.op mart được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ tuân thủ VietGAP và truy xuất được nguồn gốc.

Theo anh Võ Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty CP Thanh Hương, để nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm tôm, như: ghi chép đầy đủ các thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, nhờ đó, sản phẩm thủy sản của Công ty luôn được đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết thu mua phục vụ chế biến xuất khẩu ra các thị trường khó tính, như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Là một đối tác mua sản phẩm tôm của Công ty CP Thanh Hương phục vụ chế biến xuất khẩu, ông Phạm Bá Khương, Phó Giám đốc Công ty Thủy sản Năm Sao (Bố Trạch) cho biết, với những đơn hàng về sản phẩm tôm xuất khẩu sang thị trường “khó tính” về nguồn gốc nguyên liệu, như: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc..., Công ty rất yên tâm khi hợp đồng mua tôm nguyên liệu với Công ty CP Thanh Hương, bởi sản phẩm vừa tuân thủ theo quy trình VietGAP, vừa có thể truy xuất được nguồn gốc điện tử. Nhờ đó, sản phẩm của Công ty luôn được phía đối tác đánh giá cao.

Ngoài cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, Công ty CP Thanh Hương còn cung cấp sản phẩm tôm thương phẩm cho người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị Co.opmart.

Tất cả sản phẩm tôm thương phẩm của Công ty được đóng gói có logo của đơn vị sản xuất, được dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử trên bao bì; tất cả các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ được hiển thị khi người tiêu dùng sử dụng một ứng dụng từ chiếc điện thoại thông minh để quét mã vạch trên bao bì sản phẩm.

Đây là một giải pháp để Công ty CP Thanh Hương giúp người tiêu dùng có được thông tin minh bạch, đầy đủ nhất, truy xuất nguồn gốc về sản phẩm tôm thẻ chân trắng VietGAP Thanh Hương từ khâu sản xuất, nguyên liệu, đóng gói và vận chuyển phân phối, mang lại uy tín cho doanh nghiệp sản xuất cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Còn đối với khách du lịch, sản phẩm thuỷ hải sản từ khai thác, đánh bắt của tỉnh ta luôn được ưa thích vì có hương vị đặc trưng và đa dạng, như: hải sản tươi, đông lạnh, sản phẩm khô...

Tuy nhiên, sản phẩm thuỷ hải sản của bà con ngư dân vẫn chưa có đầu ra ổn định, giá cả khó cạnh tranh do thiếu tin tưởng về mặt an toàn thực phẩm, trong khi đó, người mua dù rất cần nhưng lại không tìm được điểm bán thực phẩm thuỷ hải sản an toàn, ổn định và đủ tin cậy.

Chính vì vậy, việc Công ty TNHH DVTM Thanh Quang ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch được chứng nhận chuỗi cung cấp thực phẩm thuỷ sản an toàn đã phần nào giúp cho người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua sản phẩm thuỷ hải sản có thể truy xuất được nguồn gốc.

Là cơ sở thu mua lớn, được truyền nghề qua nhiều thế hệ, bình quân mỗi năm, Công ty TNHH DVTM Thanh Quang thu mua và bán ra khoảng 3.000 tấn thủy hải sản các loại, tạo việc làm thường xuyên cho 42 lao động địa phương.

Tuy nhiên, Công ty mới chỉ thu mua, cấp đông và bán thô các loại thủy hải sản chứ chưa kết nối được với các tàu cá có đủ điều kiện an toàn thực phẩm để xây dựng chuỗi từ thu mua, chế biến và cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như thói quen tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch, năm 2017, được sự hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Công ty đã trang cấp máy móc, thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến và xây dựng điểm kinh doanh, giới thiệu sản phẩm... theo hướng chuỗi thủy sản an toàn.

Hiện tại, đây là mô hình chuỗi sản phẩm thủy sản đầu tiên trên địa bàn tỉnh được chứng nhận an toàn với các sản phẩm, như: cá thu, cá hồng, cá nục, cá bạc má, mực ống…

Ông Nguyễn Thức Quang, Giám đốc Công ty TNHH DVTM Thanh Quang chia sẻ, hiện tại, cơ sở đang hoạt động trên mặt bằng rộng khoảng 1.500m2, trong đó 125m2 làm nơi giới thiệu và bán sản phẩm hải sản.

Sản phẩm hải sản tại đây được cung cấp từ các tàu cá đã chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, rồi được đưa qua sơ chế, đóng gói tại điểm sơ chế đã được chứng nhận HACCP, sau đó được cấp đông tại hệ thống nhà lạnh của Công ty trước khi cung cấp ra thị trường.

Ngoài ra, để giúp người tiêu dùng và khách du lịch có địa điểm mua sản phẩm hải sản, Công ty đã khai trương siêu thị Bình Minh trên địa bàn xã Thanh Trạch chuyên cung cấp chuỗi hải sản sạch và an toàn.

Dù chỉ mới khai trương được thời gian ngắn, nhưng lượng người đến mua hải sản khá đông, bởi các sản phẩm của Công ty bán tại siêu thị không chỉ tươi ngon mà còn rẻ do được thu mua và sơ chế trực tiếp không qua trung gian.

Sản phẩm thuỷ sản của Công ty TNHH DVTM Thanh Quang (Bố Trạch) được chứng nhận chuỗi bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Sản phẩm thuỷ sản của Công ty TNHH DVTM Thanh Quang (Bố Trạch) được chứng nhận chuỗi bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đánh giá về mô hình truy xuất nguồn gốc thủy hải sản, bà Hồ Thị Tuyết Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho rằng, với hệ thống chuỗi liên kết cung ứng từ tàu cá khai thác hải sản xa bờ đến cơ sở sơ chế, chế biến hải sản và cơ sở kinh doanh sản phẩm, người tiêu dùng không chỉ được cung cấp sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm mà còn có thể truy xuất được nguồn gốc khi cần thiết. Điều này đã giúp sản phẩm thủy hải sản của tỉnh ta được đánh giá cao và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, để mô hình chuỗi thuỷ sản liên kết ngày càng bền vững, rất cần chính sách hỗ trợ các tác nhân tham gia chuỗi; cụ thể, ngư dân rất cần được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị bảo quản sản phẩm và đào tạo kỹ năng khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm; còn doanh nghiệp cần được hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu.

Với lợi thế về thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng, trong thời gian tới, tỉnh ta cần tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng mô hình chuỗi thuỷ sản an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc điện tử nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản, góp phần phát triển nghề thuỷ sản của địa phương ngày càng bền vững. 

Ph.Hiền-N.Lan
 

,
  • TP. Đồng Hới: Tập huấn quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách

    (QBĐT) - Ngày 30-8, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) TP. Đồng Hới tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho chủ tịch UBND các xã, phường là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH TP. và cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã.

    31/08/2018
    .
  • Đổi thay Hóa Hợp

    (QBĐT) - Nhờ những quyết sách phát triển kinh tế-xã hội hợp lý, từ trong khó khăn, thiếu thốn, xã Hóa Hợp (huyện Minh Hóa) hôm nay đã thực sự chuyển mình đi lên, có nhiều đổi thay khá ngoạn mục.

    31/08/2018
    .
  • Nỗ lực "gỡ" thẻ vàng đối với thủy sản

    (QBĐT) - Ngày 13-12-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 theo cảnh báo của Liên minh Châu Âu (EC).

    30/08/2018
    .
  • Ngành Công thương phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

    (QBĐT) - Trong 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực của ngành Công thương là tiêu chí số 4 về điện nông thôn và tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại.

    29/08/2018
    .
  • VASEP: Xuất khẩu thủy sản khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm nay

    Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện xuất khẩu tôm và hải sản của Việt Nam đang có xu hướng sụt giảm, chỉ cá tra có mức tăng trưởng xuất khẩu ở chiều hướng tích cực.

    04/09/2018
    .
  • 30 năm thu hút FDI: Thành công vượt sóng ra biển khơi

    Sau 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

    02/09/2018
    .
  • Thành lập hợp tác xã nuôi ong lấy mật

    (QBĐT) - Vừa qua, Hội Nông dân xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa đã tổ chức thành lập Hợp tác xã nuôi ong lấy mật và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thành Công nhằm huy động nguồn lực từ các hộ nuôi ong trên địa bàn xã để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.

    01/09/2018
    .
  • Bố Trạch: Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

    (QBĐT) - Với những định hướng và giải pháp sát đúng với tình hình thực tế ở địa phương, thời gian qua, huyện Bố Trạch đã đưa ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng ổn định, nâng cao chất lượng, giá trị và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp.

    01/09/2018
    .