.

Hội Nông dân huyên Minh Hóa: Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

.
08:48, Thứ Hai, 17/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Những năm qua, thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi, Hội Nông dân (HND) huyện Minh Hóa đã tập trung hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.

Đến thời điểm này, Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trên địa bàn huyện Minh Hóa đạt hơn 2 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, các cấp HND đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho hội viên.

HND huyện Minh Hóa đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành lập 149 tổ vay vốn với tổng dư nợ trên 150 tỷ đồng, cho hơn 5.000 lượt hộ vay vốn. Các nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, giúp hội viên, nông dân có nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nuôi ong lấy mật là một trong những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Minh Hóa. Tải
Nuôi ong lấy mật là một trong những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Minh Hóa.

Một trong những hộ nông dân được vay vốn từ NHCSXH huyện Minh Hóa, chị Hồ Thị Thanh ở xã Trọng Hóa cho biết: “Năm 2007, tôi được NHCSXH huyện cho vay 5 triệu đồng để thực hiện mô hình nuôi heo bản. Với số tiền vay được, ban đầu, tôi mua một con heo giống làm nái và 5 con heo thịt.

Những năm sau đó, với những lứa heo thắng lợi, tôi mở rộng quy mô và đa dạng hóa loại hình chăn nuôi bằng việc mua bò giống về nuôi. Hàng năm, tôi luôn duy trì được đàn bò trên 15 con và đàn heo bản từ 20 đến 30 con, mỗi năm trừ chi phí, gia đình có thu nhập trên dưới 70 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, bây giờ gia đình tôi đã có của ăn, của để, tất cả là nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH”.

Mỗi năm, toàn huyện Minh Hóa có trên 4.500 hộ nông dân đăng ký thi đua đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (NDSXKDG). Tất cả những hộ nông dân nêu trên đều được hỗ trợ ban đầu từ nguồn vốn vay của NHCSXH và Quỹ hỗ trợ nông dân.

Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã có trên 1.300 hộ đạt danh hiệu NDSXKDG các cấp; trong đó, có trên 105 hộ có thu nhập từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, như: mô hình nuôi ong của hội viên Đinh Xuân Khách, xã Xuân Hóa; mô hình trang trại tổng hợp của hội viên Đinh Xuân Trung, xã Xuân Hóa; mô hình trồng cây ăn quả của hội viên Đinh Xuân Chiến, thị trấn Quy Đạt… Ngoài ra, cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi mà mỗi năm trên địa bàn huyện Minh Hóa có hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo.

Trao đổi với phóng viên, bà Đinh Thị Kim Quý, Chủ tịch HND huyện Minh Hóa cho biết, trong thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng các dự án phát triển kinh tế phù hợp, thành lập các tổ hợp tác; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội làm công tác uỷ thác.

Đồng thời, Hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện uỷ thác, bảo đảm an toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay chính sách.

“Để nguồn vốn vay ưu đãi được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, chính quyền địa phương khảo sát địa bàn cho vay, bảo đảm đúng đối tượng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay.

Đồng thời, Hội phối hợp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để bà con nông dân, hội viên học hỏi”, bà Quý chia sẻ.

Lâm An
 

,
  • Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

    (QBĐT) - Với đức tính cần cù, chịu khó, biết học hỏi, dám nghĩ, dám làm, chị Cao Thị Hà, thôn Hà Tân, xã Hóa Hợp (Minh Hóa) nỗ lực vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp vườn-ao-chuồng.

    17/09/2018
    .
  • Nỗ lực nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cán bộ, viên chức ngành Du lịch đã tích cực hưởng ứng nhiều phong trào thi đua yêu nước gắn với những nhiệm vụ cụ thể, như: đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và tập trung khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch mới. 

    17/09/2018
    .
  • 30 năm thu hút FDI: Nhìn lại quyết định mang tính lịch sử

    Những ưu thế nổi trội như vị trí thuận lợi, chính trị ổn định, thị trường tiêu thụ rộng lớn... cùng chính sách thu hút FDI cởi mở là những "điểm cộng" quan trọng giúp Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

    16/09/2018
    .
  • Quảng Ninh: Huy động mọi nguồn lực giảm nghèo bền vững

    (QBĐT) - Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

    16/09/2018
    .
  • Triệu phú vườn đồi

    (QBĐT) - Bằng sự nỗ lực, sáng tạo, chịu thương chịu khó, anh Hồ Sỹ Phú và chị Lê Thị Mai, thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) đã vươn lên làm giàu với mô hình phát triển kinh tế vườn đồi.

    16/09/2018
    .
  • Thị xã Ba Đồn: Phát huy cơ giới hóa trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

    (QBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã Ba Đồn, những năm gần đây, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.

    16/09/2018
    .
  • Quảng Ninh: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 13,53%

    (QBĐT) - Thời gian qua, ngư dân Quảng Ninh đã tích cực bám biển, vươn khơi, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

    16/09/2018
    .
  • Khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Quảng Bình

    (QBĐT) - Ngày 13-9, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện hỏa tốc số 07/CĐ-UBND gửi các ban, ngành, địa phương về việc khẩn trương tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Quảng Bình.

    15/09/2018
    .