.

Chi trả trên 29 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng

.
08:14, Thứ Tư, 05/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24-9-2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Quảng Bình đã tập trung phát triển loại hình chi trả dịch vụ môi trường đối với các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nước sạch, thủy điện và chi trả hấp thụ cac-bon.

Đến thời điểm này, có 3 cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng với số tiền chi trả trực tiếp từ năm 2014 đến 2017 là 29,1 tỷ đồng, tăng 28,3 tỷ đồng so với giai đoạn 2011-2013. Số tiền này được sử dụng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái là một trong những đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái là một trong những đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Hiện tại, tỉnh ta tiếp tục chuẩn bị triển khai ký ủy thác hợp đồng chi trả đối với các cơ sở kinh doanh nước sạch và thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với Nhà máy thủy điện La Trọng.

Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nước sạch, thủy điện và chi trả hấp thụ cac-bon nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng và những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

Trên cơ sở đó, huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; địa phương có thêm nguồn kinh phí để chủ động trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

    Ngọc Lan
 

,
  • Đổi thay Hóa Hợp

    (QBĐT) - Nhờ những quyết sách phát triển kinh tế-xã hội hợp lý, từ trong khó khăn, thiếu thốn, xã Hóa Hợp (huyện Minh Hóa) hôm nay đã thực sự chuyển mình đi lên, có nhiều đổi thay khá ngoạn mục.

    31/08/2018
    .
  • TP. Đồng Hới: Tập huấn quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách

    (QBĐT) - Ngày 30-8, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) TP. Đồng Hới tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho chủ tịch UBND các xã, phường là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH TP. và cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã.

    31/08/2018
    .
  • Nỗ lực "gỡ" thẻ vàng đối với thủy sản

    (QBĐT) - Ngày 13-12-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 theo cảnh báo của Liên minh Châu Âu (EC).

    30/08/2018
    .
  • VASEP: Xuất khẩu thủy sản khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm nay

    Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện xuất khẩu tôm và hải sản của Việt Nam đang có xu hướng sụt giảm, chỉ cá tra có mức tăng trưởng xuất khẩu ở chiều hướng tích cực.

    04/09/2018
    .
  • Truy xuất nguồn gốc điện tử: Tăng sức cạnh tranh cho thủy sản

    (QBĐT) - Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, không ít người tiêu dùng và khách du lịch e dè với các sản phẩm thuỷ hải sản trên địa bàn tỉnh.

    04/09/2018
    .
  • 30 năm thu hút FDI: Thành công vượt sóng ra biển khơi

    Sau 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

    02/09/2018
    .
  • Bố Trạch: Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

    (QBĐT) - Với những định hướng và giải pháp sát đúng với tình hình thực tế ở địa phương, thời gian qua, huyện Bố Trạch đã đưa ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng ổn định, nâng cao chất lượng, giá trị và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp.

    01/09/2018
    .
  • Thành lập hợp tác xã nuôi ong lấy mật

    (QBĐT) - Vừa qua, Hội Nông dân xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa đã tổ chức thành lập Hợp tác xã nuôi ong lấy mật và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thành Công nhằm huy động nguồn lực từ các hộ nuôi ong trên địa bàn xã để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.

    01/09/2018
    .