icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Phát hiện hàng nghìn máy tính bị lợi dụng để phát tán mã độc

  • 07:14 | Thứ Ba, 27/09/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo thống kê của NCSC, cứ 10.000 người sử dụng hệ điều hành không an toàn, gần 3.000 IP liên quan tới rò rỉ dữ liệu và gần 9.000 IP nằm trong mạng botnet.
(Ảnh chụp màn hình)
(Ảnh chụp màn hình)
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết "Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022" đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các cơ quan, tổ chức và người dân sau hơn một tuần chính thức phát động.
 
Thống kê nhanh với mỗi 20.000 người tham gia chiến dịch thì phát hiện hơn 13.000 người sử dụng trình duyệt không an toàn, 10.000 người sử dụng hệ điều hành không an toàn, gần 3.000 IP liên quan tới rò rỉ dữ liệu và gần 9.000 IP nằm trong mạng botnet (là mạng lưới các thiết bị máy tính đã bị chiếm quyền điều khiển được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng, còn gọi là mạng máy tính ma).
 
Các phần mềm phòng, chống mã độc được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua https://khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022, do vậy bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng miễn phí để kiểm tra mã độc.
 
Người dùng có thể kiểm tra điểm yếu trình duyệt, hệ điều hành, kiểm tra lộ lọt dữ liệu, hoặc lựa chọn và sử dụng miễn phí các công cụ xử lý mã độc chuyên sâu.
 
Trước đó vào ngày 14/9, hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát động chiến dịch toàn dân cùng "quét sạch" mã độc trên không gian mạng Việt Nam. 
 
Theo NCSC, chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng mong muốn có sự ủng hộ và lan tỏa của tất cả người dân thông qua việc báo cáo và chia sẻ các trang web phát tán mã độc để bảo vệ hình ảnh không gian mạng Việt Nam cũng như giúp thế giới giảm thiểu các cuộc tấn công mạng diện rộng.
Theo Minh Sơn (Vietnam+)

tin liên quan

Sứ mệnh của tàu vũ trụ 'chủ đích' đâm vào tiểu hành tinh

Các nhà khoa học muốn kiểm tra xem liệu họ có thể làm chệch hướng đi của các tiểu hành tinh trong trường hợp nó đe dọa tới sự sống của loài người.

Bỉ công bố khám phá về hành tinh mới có thể sinh sống được

Hành tinh LP 890-9c lớn hơn Trái Đất khoảng 40% nhưng có chu kỳ quỹ đạo dài hơn khoảng 8,5 ngày; nhưng thời kỳ quỹ đạo này đặt hành tinh vào vùng được gọi là "có thể sinh sống được".

Phát hiện bất ngờ về sự sống trên Trái Đất nhờ hạt bụi trên tiểu hành tinh Ryugu

Những hạt bụi mà tàu thăm dò không gian Hayabusa-2 của Nhật Bản thu được từ Ryugu - tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km - chứa một thành phần đáng ngạc nhiên: một giọt nước.