icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nghiên cứu mới: Không lo bị cảm lạnh nếu đã mắc COVID-19

  • 15:14 | Thứ Tư, 11/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc COVID-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
SARS-CoV-2 gây COVID-19 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona gồm nhiều chủng loại, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc COVID-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh.
 
Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở thành phố La Jolla, bang California (Mỹ).
 
Theo các nhà nghiên cứu, vì các chủng virus trong họ corona có các protein gai tương đối giống nhau, các kháng thể trong hệ miễn dịch chống lại protein của một chủng virus trong họ này cũng có thể nhận ra những protein gai ở các chủng virus corona khác.
 
Điều này cho thấy phơi nhiễm SARS-CoV-2 có thể giúp chống lại các chủng virus corona khác, trong đó có các chủng virus gây cảm lạnh. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 11 người để kiểm tra kháng thể trong huyết thanh giúp chống viêm nhiễm. Trong số đó, 8 mẫu được thu thập trước khi dịch COVID-19 bùng phát và 3 mẫu của người mới mắc COVID-19 gần đây.
 
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra phản ứng của các mẫu xét nghiệm với các protein gai phân tách từ các chủng virus corona khác nhau là OC43 và HKU1 - hai chủng virus liên quan đến bệnh cảm lạnh thông thường, cũng như  SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1 gây hội chứng hô hấp cấp (SARS) và MERS-CoV gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
 
Kết quả cho thấy chỉ có kháng thể huyết thanh từ bệnh nhân COVID-19 phản ứng với các protein gai từ SARS-CoV-2 và chúng cũng phản ứng mạnh hơn so với các mẫu kháng thể thu thập trước đại dịch đối với các protein gai của virus gây cảm lạnh thông thường cũng như các chủng virus corona khác.
 
Bà Sandhya Bangaru - một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch cơ bản đối với các virus corona thông thường, và việc phơi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ làm tăng mật độ của các kháng thể này.
 
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ phát triển các loại vaccine hiệu quả hơn ứng phó với các loại virus corona khác nhau, từ đó có thể ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh bùng phát do virus corona gây ra trong tương lai.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Cảnh báo đợt lây nhiễm mới do các biến thể phụ của Omicron

Giới chức y tế và các nhà khoa học Nam Phi cảnh báo, Nam Phi có thể bước vào làn sóng dịch Covid-19 thứ năm sớm hơn dự kiến do các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron.

Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

(QBĐT) - Ngày 28/4, đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 698/KH-UBND về Chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Moderna đề nghị Mỹ cấp phép sử dụng vaccine cho trẻ em dưới 6 tuổi

Giám đốc điều hành Moderna cho biết vaccine do công ty bào chế cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi có thể bảo vệ an toàn nhóm trẻ này trước virus SARS-CoV-2.