icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Mắc COVID-19 có thể tạo miễn dịch như tiêm vaccine công nghệ mRNA

  • 07:16 | Thứ Sáu, 22/04/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ lên đến 85% trước nguy cơ tái nhiễm, giảm 88% nguy cơ nhập viện.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong thời gian trước khi xuất hiện biến thể Omicron, việc mắc COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa tiêm vaccine sẽ tạo miễn dịch ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm tương tự như tiêm vaccine công nghệ mRNA và khả năng bảo vệ thậm chí dài hơn.
 
Đây là kết quả nghiên cứu ở Mỹ thực hiện đối với hơn 121.000 người tham gia và được công bố trên tạp chí JAMA Network Open mới đây. Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago đã sử dụng dữ liệu về kết quả xét nghiệm COVID-19 tại 1.300 địa điểm ở 6 bang miền Tây từ ngày 1/10/2020 đến ngày 21/11/2021.
 
Họ đã theo dõi cả những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm và chưa tiêm vaccine bắt đầu từ lúc được 90 ngày sau khi tiêm chủng hoặc đã khỏi bệnh. 
 
Kết quả cho thấy những người từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ lên đến 85% trước nguy cơ tái nhiễm, giảm 88% nguy cơ nhập viện. Mức độ bảo vệ này ổn định và không giảm trong thời gian lên đến 9 tháng kể từ lần nhiễm đầu tiên.
 
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện của họ tương tự như những nghiên cứu trước đây, cho thấy khả năng ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm ở những người từng mắc COVID-19 từ 80,5% đến 100%.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách vaccine và y tế cộng đồng vì nó cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên trước nguy cơ bệnh nặng và nhẹ tương tự như vaccine công nghệ mRNA tạo ra.
 
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vaccine trước nguy cơ bệnh nhẹ đã cho thấy sự giảm dần sau 6 tháng. 
 
Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế nhận định dù việc mắc COVID-19 có thể tạo ra khả năng bảo vệ tương tự như vaccine công nghệ mRNA, nhưng tiêm chủng vẫn là biện pháp an toàn hơn đáng kể để có được khả năng miễn dịch đó.
 
Theo Trần Quyên (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Xây dựng đô thị thông minh lấy người dân làm chủ thể

(QBĐT) - Sau gần 3 tháng đưa Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh TP. Đồng Hới vào hoạt động, người dân Đồng Hới có thể chủ động tham gia cùng chính quyền trong công tác quản lý, giám sát xã hội một cách hiệu quả nhất…

Phụ nữ mắc 'COVID kéo dài' có nhiều triệu chứng hơn nam giới

Theo nghiên cứu, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 kéo dài, tiếp sau là mệt mỏi. Nữ giới có triệu chứng nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 97% so với 84%.

Google thành lập trung tâm phát triển sản phẩm đầu tiên ở châu Phi

Ngày 20/4, Google cho biết đang đầu tư vào trung tâm phát triển sản phẩm đầu tiên của châu Phi ở thủ đô Nairobi của Kenya để phục vụ lượng người dùng internet ngày càng tăng trên lục địa này.