icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống

  • 14:40 | Thứ Năm, 07/04/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các hạt vi nhựa được tìm thấy từ mô của 11 trong số 13 bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, phổ biến nhất là polypropylene - được sử dụng trong bao bì và ống nhựa, và PET - thường dùng trong chai nhựa đựng đồ uống.
Vi nhựa hiện đang làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh núi Everest đến các đại dương sâu nhất. (Ảnh: David Kelly/The Guardian)
Vi nhựa hiện đang làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh núi Everest đến các đại dương sâu nhất. (Ảnh: David Kelly/The Guardian)

Mới đây, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ô nhiễm vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống.

Các chuyên gia cho biết ô nhiễm vi nhựa hiện đã phổ biến trên khắp hành tinh, khiến việc phơi nhiễm của con người là không thể tránh khỏi. Điều này cũng đồng nghĩa với mối quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến các hiểm họa với sức khỏe con người.
 
Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science of the Total Environment, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu mô phổi khỏe mạnh từ 13 bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, và phát hiện 11 trường hợp có chứa vi nhựa. Các hạt phổ biến nhất là polypropylene - được sử dụng trong bao bì và ống nhựa, và PET - thường dùng trong chai nhựa đựng đồ uống.
 
Nghiên cứu phân tích các hạt có kích thước nhỏ đến 0,003mm và sử dụng quang phổ để xác định loại nhựa.
 
Bà Laura Sadofsky tại Trường Y Hull York (Vương quốc Anh), tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã không trông đợi tìm thấy nồng độ vi nhựa cao nhất ở các vùng thấp hơn của phổi, hoặc các hạt có kích thước như chúng tôi đã tìm thấy. Điều này thật đáng ngạc nhiên bởi vì đường thở nhỏ hơn ở phần dưới của phổi, và các hạt có kích thước như vậy đáng lẽ sẽ bị lọc ra hoặc bị giữ lại thay vì vào sâu như thế này”.
 
“Phát hiện này cung cấp một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, vi nhựa và sức khỏe con người. Dữ liệu nghiên cứu có thể được sử dụng để tạo điều kiện thực tế cho các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các tác động của vi nhựa đến sức khỏe”, bà Sadofsky cho hay.
 
Tháng trước, các nhà khoa học cũng đã lần đầu tiên phát hiện ô nhiễm vi nhựa trong máu người. Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Environment International, các hạt vi nhựa có thể di chuyển chung quanh cơ thể và mắc kẹt lại trong các cơ quan.
 
Mặc dù tác động của chúng đối với sức khỏe vẫn chưa rõ ràng, song các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại bởi kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy vi nhựa gây tổn thương tế bào của người. Việc các hạt ô nhiễm trong không khí xâm nhập vào cơ thể người cũng gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
Theo Hoài Văn (Nhandan.vn)

tin liên quan

Phát hiện ngôi sao xa nhất, cách Trái Đất 28 tỷ năm ánh sáng

Theo các nhà khoa học, Earendel có thể là một ngôi sao đơn hoặc một hệ sao đôi, nặng gấp 500 lần so với Mặt Trời và sáng hơn Mặt Trời hàng triệu lần, được hình thành từ khi vũ trụ còn sơ khai.

Chuyên gia Mỹ-Canada nghiên cứu phát triển thuốc xịt mũi trị COVID-19

Các nhà khoa học đã thử nghiệm kết hợp hợp chất xịt N-0385 với 4 biến thể khác nhau, trong đó có Delta, và thấy hiệu quả điều trị cao đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Khả năng mắc các vấn đề về thính giác sau khi tiêm vaccine COVID-19

WHO cho biết cơ quan này đã nhận được một số báo cáo ghi nhận các trường hợp có vấn đề về thính giác, đặc biệt là chứng ù tai, có thể liên quan đến vaccine ngừa COVID-19.