icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Mắc COVID-19 có thể gây tổn thương thần kinh lâu dài

  • 07:30 | Thứ Bảy, 22/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức rất nhẹ, những con chuột này vẫn cho thấy một số tổn thương đáng kể trong các tế bào não.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Toronto, Ontario, Canada. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Toronto, Ontario, Canada. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mắc COVID-19 - dù ở thể nhẹ, có thể gây những tổn thương thần kinh lâu dài là kết quả nghiên cứu do Tiến sỹ miễn dịch học Akiko Iwasaki thuộc trường Đại học Y khoa Yale thực hiện trong thời gian gần đây, liên quan tới những tác động lâu dài có thể xảy ra sau khi mắc COVID-19.

Theo Tiến sỹ Iwasaki, bà cùng các cộng sự đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên chuột, cụ thể là để chúng lây nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ, sau đó theo dõi những chuyển biến trong não của chúng trong 7 ngày và 7 tuần sau khi mắc bệnh.
 
Kết quả cho thấy ngay cả khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức rất nhẹ, những con chuột này vẫn cho thấy một số tổn thương đáng kể trong các tế bào não. Điều này có nghĩa là mắc bệnh về đường hô hấp có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh.
 
Tiến sỹ Iwasaki cũng cho biết vaccine ngừa COVID-19 và việc từng mắc căn bệnh này có thể giúp ngăn ngừa một số hậu quả lâu dài xảy ra sau khi lây nhiễm. Tuy nhiên, "điều này không có gì đảm bảo." Qua đó, bà nhấn mạnh điều tối quan trọng là mọi người vẫn phải tự bảo vệ mình không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 "ngay cả khi bạn đã được tiêm chủng hoặc tiêm liều tăng cường."
 
Theo Tiến sỹ Iwasaki, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu virus SARS-CoV-2, sự lây nhiễm và hậu quả khi mắc căn bệnh này.
 
Bà nêu rõ: "Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng xác định nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài (long COVID). Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp... Hiện tại, chúng tôi chưa nắm được hội chứng COVID kéo dài có thể diễn ra trong bao lâu.
 
Và nếu chúng ta không hiểu về hội chứng này, chúng ta sẽ không biết cách điều trị COVID-19 sao cho hiệu quả hơn. Do đó, những nghiên cứu của chúng tôi nhằm hiểu rõ cơ chế cơ bản của bệnh, qua đó có thể đưa ra liệu pháp điều trị tốt hơn đối với bệnh nhân COVID-19".
 
Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Giải thưởng khoa học triệu đô VinFuture chính thức có chủ nhân

Giải thưởng cao nhất trị giá 3 triệu đô la Mỹ đã được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA.

Chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử

(QBĐT) - Với vai trò là cơ quan đầu mối, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn.
 

Bề mặt phòng bệnh viện hầu như không có nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2

Đã có những nghiên cứu cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể lưu lại trên các bề mặt nhiều ngày, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là virus còn 'sống' (có khả năng lây nhiễm).