icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Lắc đầu đẩy nước ra khỏi tai có thể gây tổn thương não của trẻ

  • 14:32 | Thứ Hai, 25/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cho dù đây là một cách thức phổ biến để giải phóng nước bị mắc kẹt trong ống tai, các nhà nghiên cứu cho biết việc tăng tốc lắc đầu đến mức đủ để giải phóng nước khỏi ống tai có thể gây tổn thương não.
Trẻ em lắc đầu để đẩy nước ra khỏi tai có thể tổn thương não.
Trẻ em lắc đầu để đẩy nước ra khỏi tai có thể tổn thương não.
Nước bị mắc kẹt trong ống tai có thể gây gây nhiễm trùng và thậm chí gây tổn thương, nhưng hóa ra một trong những phương pháp phổ biến nhất mà mọi người sử dụng để loại bỏ nước trong tai cũng có thể gây ra các biến chứng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell và Viện Đại học Bách khoa Virginia, Mỹ cho thấy lắc đầu để giải phóng nước bị mắc kẹt có thể gây tổn thương não ở trẻ nhỏ.
 
Các tác giả Anuj Baskota, Seungho Kim, Hosung Kang và Sunghwan Jung trình bày những phát hiện của họ tại Hội nghị về Động lực học chất lỏng thường niên của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ lần thứ 72 ở Seattle vào ngày 23-11 (giờ địa phương).
 
Baskota cho biết, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu vào việc tăng tốc cần thiết để đưa nước ra khỏi ống tai. Gia tốc tới hạn mà chúng tôi thu được bằng thực nghiệm trên ống thủy tinh và ống tai in 3D là khoảng 10 lần lực hấp dẫn đối với kích cỡ tai của trẻ sơ sinh, có thể gây tổn thương não.
 
Đối với người lớn, khả năng tăng là tốc thấp hơn do đường kính ống tai lớn hơn. Họ cho biết tổng thể tích và vị trí của nước trong ống tai làm thay đổi gia tốc cần thiết để loại bỏ nó.
 
“Từ thí nghiệm và mô hình lý thuyết của chúng tôi, chúng tôi đã tìm ra rằng sức căng bề mặt của chất lỏng là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nước bị mắc kẹt trong các ống tai ra ngoài”, ông Baskota nói.
 
May mắn thay, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một giải pháp giải quyết việc này mà không liên quan đến lắc đầu. “Có lẽ, nhỏ vài giọt chất lỏng có sức căng bề mặt thấp hơn nước như cồn hoặc dấm vào trong tai sẽ làm giảm được sức căng bề mặt của nước để nước tự chảy ra ngoài”, Baskota nói.
Nước mắc kẹt trong tai có thể ra ngoài bằng cách khác.
Nước mắc kẹt trong tai có thể ra ngoài bằng cách khác.
Theo HOÀNG DƯƠNG (Nhân Dân)/Theo Scitechdaily